Thuế của văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài

Mục lục bài viết

  1. Thuế thu nhập cá nhân của người lao động
  2. Lệ phí môn bài (hay thuế môn bài)

Theo quy định của Luật Thương mại, thương nhân nước ngoài có quyền thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam. Tuy nhiên, văn phòng đại diện không có tư cách pháp nhân và không được thực hiện các hoạt động kinh doanh kiếm lời tại Việt Nam. Vì vậy, phạm vi nghĩa vụ về thuế của văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài cũng hẹp hơn so với doanh nghiệp.

Sau đây, Luật Gia Phát xin phép cung cấp thông tin tư vấn về thuế của văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài như sau:

Văn phòng đại diện không có tư cách pháp nhân và không được thực hiện các hoạt động kinh doanh kiếm lời tại Việt Nam. Vì vậy, nghĩa vụ về thuế của văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài chỉ phát sinh đối với thuế thu nhập cá nhân của người lao động.

  1. Thuế thu nhập cá nhân của người lao động

1.1. Với những người lao động làm việc tại văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam thì thu nhập chịu thuế chính là tiền lương, tiền công được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007. Nghĩa vụ kê khai, khấu trừ, nộp thuế và quyết toán thuế thu nhập cá nhân của người lao động làm việc tại văn phòng đại diện nước ngoài là trách nhiệm của chính văn phòng đại diện đó.

Trong quá trình quyết toán thuế, văn phòng đại diện có thể xem xét và liệt kê các khoản thu nhập cá nhân thuộc diện được miễn thuế, giảm thuế để làm hồ sơ xin miễn, giảm thuế.

1.2. Đối tượng chịu thuế thu nhập cá nhân

  • Cá nhân cư trú:

  • Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam hoặc có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.

  • Kỳ tính thuế: theo năm.

  • Cá nhân không cư trú:

  • Không đáp ứng các điều kiện trên.

  • Kỳ tính thuế: theo từng lần phát sinh thu nhập.

  1. Lệ phí môn bài (hay thuế môn bài)

Như đã đề cập, văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài không có tư cách pháp nhân và không được phép kinh doanh nhằm mục đích sinh lợi, mà chỉ được phép thực hiện các công tác hành chính văn phòng và xúc tiến thương mại. Do đó, văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài không thuộc nhóm đối tượng phải nộp lệ phí môn bài (hay thuế môn bài).

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Gia Phát về thuế của văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài. Với đội ngũ chuyên viên có nhiều năm kinh nghiệm, Luật Gia Phát cung cấp các dịch vụ liên quan đến văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài, giấy phép con và các thủ tục khác có liên quan.

Để được tư vấn mọi vấn đề pháp lý liên quan vui lòng liên hệ:

Hotline: 098.1214.789

Email: ceo@luatgiaphat.vn

Website: luatgiaphat.com/luatgiaphat.vn

CÔNG TY LUẬT GIA PHÁT

Luật sư đầu tư nước ngoài:

098.1214.789

Luật sư Doanh Nghiệp:

0972.634.617

Luật sư sở hữu trí tuệ:

098.1214.789

Email: ceo@luatgiaphat.vn

Luật sư tư vấn giấy phép:

098.1214.789

Luật sư giải quyết tranh chấp:

098.1214.789

Luật sư tư vấn hợp đồng:

0972.634.617

Email: luatgiaphat@gmail.com

NHẬN XÉT VỀ BÀI VIẾT