Tư vấn thủ tục đăng ký nhãn hiệu

Mục lục bài viết

  1. 1. Khái niệm của nhãn hiệu
  2. 2. Thành phần hồ sơ
  3. 3. Hình thức nộp đơn
  4. 4. Thời gian đăng ký
  5. 5. Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu


Đối với mỗi doanh nghiệp, nhãn hiệu đóng một vai trò vô cùng quan trọng vì nó giúp khách hàng nhận diện, ghi nhớ về sản phẩm, dịch vụ của công ty. Khi các doanh nghiệp đến với Luật Gia Phát để nhận tư vấn, thủ tục đăng ký nhãn hiệu vẫn là một trong những vấn đề gặp nhiều vướng mắc nhất. Quý khách hàng hãy cùng Luật Gia Phát tìm hiểu về thủ tục này trong bài viết dưới đây nhé.

*Cơ sở pháp lý

- Luật Sở hữu trí tuệ;

- Nghị định số 103/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các quy định của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp;

- Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN hướng dẫn Nghị định số 103/2006/NĐ-CP;

- Thông tư số 16/2016/TT-BKHCN sửa đổi, bổ sung Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN;

1. Khái niệm của nhãn hiệu

Nhãn hiệu như một dấu hiệu để mỗi khách hàng nhận biết và phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

2. Thành phần hồ sơ

a. Tài liệu bắt buộc

- 02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu

- 05 Mẫu nhãn hiệu kèm theo;

- Chứng từ nộp phí, lệ phí.

Nếu đăng ký nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận, hồ sơ sẽ cần có thêm các tài liệu sau:

- Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận;

- Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn;

- Bản đồ khu vực địa lý.

- Văn bản cho phép sử dụng địa danh, dấu hiệu của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

b. Các tài liệu khác (nếu có)

- Trường hợp nhãn hiệu có chứa các biểu tượng, cờ, huy hiệu của cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế… thì phải có xác nhận được phép sử dụng các dấu hiệu đặc biệt;

- Tài liệu xác nhận quyền đăng ký;

- Tài liệu xác nhận thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác;

- Trường hợp đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiền thì phải chứng minh quyền ưu tiên.

3. Hình thức nộp đơn

Có 02 hình thức nộp đơn mà chủ thể nộp đơn có thể lựa chọn, đó là nộp đơn trực tiếp hoặc trực tuyến qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ.

4. Thời gian đăng ký

Quá trình xem xét đơn đăng ký nhãn hiệu sẽ diễn ra như sau:

- Thẩm định hình thức: 01 tháng

- Công bố đơn: trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày đơn đăng ký nhãn hiệu có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ

- Thẩm định nội dung: không quá 09 tháng, kể từ ngày công bố đơn.

5. Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu

Thời hạn bảo hộ cho nhãn hiệu là 10 năm kể từ ngày nộp đơn. Thời gian tiếp tục bảo hộ nhãn hiệu cho mỗi lần gia hạn là 10 năm và không hạn chế số lần gia hạn văn bằng bảo hộ,

Ngoài những tư vấn cơ bản nêu trêu về thủ tục đăng ký nhãn hiêu. Luật Gia Phát có một lưu ý tới Quý khách hàng đó là trong thời hạn 05 năm liên tục, nếu doanh nghiệp không sử dụng nhãn hiệu đã đăng ký thì có thể bị chủ thể khác yêu cầu chấm dứt hiệu lực. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về lĩnh vực trên hoặc các vấn đề pháp lý khác, hãy liên hệ ngay với chúng tôi nhé:
Mọi chi tiết xem thêm tại:
Hotline (24/7): 098.1214.789 (Tư vấn miễn phí)
Email: ceo@luatgiaphat.vn

CÔNG TY LUẬT GIA PHÁT

Luật sư đầu tư nước ngoài:

098.1214.789

Luật sư Doanh Nghiệp:

0972.634.617

Luật sư sở hữu trí tuệ:

098.1214.789

Email: ceo@luatgiaphat.vn

Luật sư tư vấn giấy phép:

098.1214.789

Luật sư giải quyết tranh chấp:

098.1214.789

Luật sư tư vấn hợp đồng:

0972.634.617

Email: luatgiaphat@gmail.com

NHẬN XÉT VỀ BÀI VIẾT