Những lợi ích, rủi ro xoay quanh việc đăng ký nhãn hiệu

Mục lục bài viết

  1. I. Nhãn hiệu là gì ?
  2. II. Lợi ích của việc đăng ký nhãn hiệu.
  3. III. Rủi ro khi không đăng ký nhãn hiệu.

I. Nhãn hiệu là gì ?

Theo quy định tại khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định về khái niệm nhãn hiệu cụ thể như sau:

Điều 4: Giải thích từ ngữ

16. Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.
Và căn cứ theo thực tiễn sử dụng ta có thể định nghĩa “Nhãn hiệu” như sau: Nhãn hiệu là dấu hiệu được dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp này trên thị trường với hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp khác. Chúng cho phép khách hàng xác định một doanh nghiệp là nguồn cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ.
-  Nhãn hiệu là cơ sở để tạo nên thương hiệu và danh tiếng của công ty: chúng tạo ra mối quan hệ tin cậy với khách hàng, điều đó cho phép doanh nghiệp thiết lập một tập hợp khách hàng trung thành và nâng cao thiện chí của công ty.
-  Nhãn hiệu cho phép người tiêu dùng đưa ra quyết định mua hàng: chúng thu hút sự chú ý của người tiêu dùng và làm cho sản phẩm nổi bật.
Nhãn hiệu giúp ngăn ngừa sự nhầm lẫn của người tiêu dùng: chúng chỉ ra nguồn gốc của sản phẩm và mức chất lượng nhất quán.

Chính vì vậy, việc bảo hộ nhãn hiệu (hay còn gọi là xác lập quyền của chủ sở hữu với nhãn hiệu) và tạo cho mình một nhãn hiệu mang “tính khác biệt và độc nhất” giữa các nhãn hiệu của các đối thủ cạnh tranh có thể coi được là việc quan trọng nhất ngay từ thời điểm khởi đầu việc kinh doanh, để người tiêu dùng nhận ra mình trong muôn vàn các nhãn hiệu trên thị trường.

II. Lợi ích của việc đăng ký nhãn hiệu.

1. Độc quyền.

Đăng ký tạo ra độc quyền cho chủ sở hữu đã đăng ký để ngăn không cho các bên thứ ba tiếp thị các sản phẩm hoặc dịch vụ giống hệt hoặc tương tự dưới một nhãn hiệu giống hệt hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn.

2. Thực thi.

Các nhãn hiệu đã đăng ký dễ thực thi hơn vì chúng thường mang một quyền sở hữu có căn cứ. Ngoài ra, một số quốc gia đã áp dụng các hệ thống cho phép cơ quan hải quan kiểm tra và thu giữ hàng giả xâm phạm quyền với nhãn hiệu đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký.

3. Nhãn hiệu là một trong số các tài sản lâu dài nhất của doanh nghiệp.

Một nhãn hiệu đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký có thể tồn tại trong một thời gian rất dài. Nhãn hiệu khi được bảo hộ sẽ có hiệu lực 10 năm kể từ ngày nộp đơn, Hiệu lực của nhãn hiệu có thể được gia hạn nhiều lần, không giới hạn số lần, mỗi lần gia hạn là cho 10 năm

4. Nhãn hiệu có thể được bán hoặc chuyển giao quyền sử dụng.

Bán hoặc chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu mang lại nguồn thu nhập tiềm năng cho chủ sở hữu quyền.

5. Giá trị tài chính.

Một nhãn hiệu đã được bảo hộ có thể dùng để xin tài trợ từ các tổ chức tài chính. Đây là lợi ích cực kì lớn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam.

III. Rủi ro khi không đăng ký nhãn hiệu.

1. Không chứng minh được quyền sở hữu.

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là bằng chứng thép chứng minh cho việc sở hữu nhãn hiệu của cá nhân/doanh nghiệp. Việc không đăng ký nhãn hiệu có thể khiến cho các bên thứ ba lợi dụng và xảy ra tranh chấp về quyền sở hữu nhãn hiệu. Pháp luật trọng cứ hơn trọng cung, việc chứng minh nhãn hiệu đó thuộc về mình là rất khó. Vô tình chung khiến cá nhân/doanh nghiệp mất thời gian, tiền bạc và có thể thua kiện.

2. Bị bên khác cướp mất nhãn hiệu.

Thực tế có không ít trường hợp chủ sở hữu nhãn hiệu bị cá nhân/doanh nghiệp đối thủ nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trước hoặc đã được bảo hộ trước do nộp đơn sớm hơn. Khi đó, chính chủ sở hữu nhãn hiệu lại phải đối mặt với việc bị kiện xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến chính nhãn hiệu của mình.

3. Ảnh hưởng đến uy tín doanh nghiệp.

Theo từ điển Oxford:

Uy tín là đặc lợi do người bán một doanh nghiệp cấp cho người mua trong một thương vụ với sự công nhận là người kế nghiệp của mình: là sự sở hữu của một dạng thức có sẵn liên kết với các khách hàng, được coi như là một bộ phận riêng biệt trong giá trị có thể bán được của một doanh nghiệp.”
Từ đinh nghĩa và thực tiễn, ta có thể thấy rằng uy tín rất quan trọng trong việc kinh doanh của cá nhân, tổ chức. Sự uy tín sẽ giúp chúng ta kinh doanh hiệu quả hơn và khách hàng/đối tác có thể yên tâm mua hàng/sử dụng dịch vụ/hợp tác với mình.

Việc không đăng ký nhãn hiệu và bị các cá nhân/tổ chức khác mạo danh để bán ra thị trường các sản phẩm kém chất lượng gây ảnh hưởng nặng nề đến uy tín của cá nhân/doanh nghiệp. Trong kinh doanh, việc mất tiền mới chỉ là mất một nhưng mất uy tín là mất hết tất cả.

 

Trên đây là nội dung bài viết của Luật Gia Phát về những rủi ro và lợi ích đăng ký nhãn hiệu 2023

Thấu hiểu nhu cầu của khách hàng, Luật Gia Phát cung cấp dịch vụ đăng ký nhãn hiệu với mức giá hợp lý. Nếu có vấn đề còn thắc mắc, quý khách liên hệ trực tiếp với Luật Gia Phát để chúng tôi có thể tư vấn rõ hơn.

Để được tư vấn miễn phí và kịp thời vui lòng liên hệ:

Hotline: 098.1214.789

Email: ceo@luatgiaphat.vn

Website: Luatgiaphat.com

Hỗ trợ trực tuyến 24/7.

CÔNG TY LUẬT GIA PHÁT

Luật sư đầu tư nước ngoài:

098.1214.789

Luật sư Doanh Nghiệp:

0972.634.617

Luật sư sở hữu trí tuệ:

098.1214.789

Email: ceo@luatgiaphat.vn

Luật sư tư vấn giấy phép:

098.1214.789

Luật sư giải quyết tranh chấp:

098.1214.789

Luật sư tư vấn hợp đồng:

0972.634.617

Email: luatgiaphat@gmail.com

NHẬN XÉT VỀ BÀI VIẾT