Điều kiện mở doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài

  1. Công ty liên doanh là gì ?

Hiện nay, chưa có văn bản định nghĩa rõ ràng, hoàn chỉnh về công ty liên doanh. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng trên thực tế, có thể hiểu thuật ngữ công ty liên doanh như sau: Công ty liên doanh là doanh nghiệp do hai bên hoặc nhiều bên hợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định ký giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hợp tác tại Việt Nam.

Công ty liên doanh hiện nay đang tồn tại có thể là :

  • Công ty được thành lập ngay từ đầu đã có sự tham gia góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư Việt Nam.
  • Công ty Việt Nam thành lập trước sau đấy có thêm nhà đầu tư nước ngoài mua thêm phần góp vốn, nhận cổ phần chuyển nhượng từ nhà đầu tư Việt Nam.

Đặc điểm của công ty liên doanh:

  • Có vốn đầu tư nước ngoài nên tài sản của doanh nghiệp sẽ tách biệt hoàn toàn với tài sản của những nhà đầu tư tham gia góp vốn.
  • Có tư cách pháp nhân, có hợp đồng liên doanh hoặc ký kết giữa nước ngoài và Việt Nam.
  • Có chứng nhận đăng ký kinh doanh
  • Được phép tham gia độc lập nhiều hợp đồng kinh doanh, quyền lợi bình đẳng và có trách nhiệm với hoạt động kinh doanh đó của công ty.
  • Vốn pháp định tối thiểu 30% vốn thành lập công ty. Một số dự án đầu tư vào những địa điểm đang được khuyến khích kinh doanh thì vốn pháp định tối thiểu 20% vốn đầu tư. Mức vốn sẽ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận và cấp phép.
  • Nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư Việt Nam sẽ cùng góp vốn đầu tư. Tỷ lệ góp vốn của các nhà đầu tư sẽ quyết định đến lợi nhuận được chia, tỷ lệ rủi ro và mức độ các bên tham gia vào việc quản lý doanh nghiệp.
  1. Điều kiện thành lập công ty liên doanh ?

Để có thể thành lập công ty liên doanh thì cần phải đáp ứng các quy định của Luật doanh nghiệp:

Thứ nhất, về chủ thể:

  • Là cá nhân: phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và không trong thời gian chấp hành hình phạt tù hoặc các hình phạt hành chính khác theo quy định
  • Là pháp nhân: phải được thành lập một cách hợp pháp, và vẫn đang hoạt động tại thời điểm thực hiện đầu tư.

Các trường hợp sau đây không có quyền thành lập và quản lý công ty:

a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;

c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;

d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật Doanh nghiệp, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;

e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.

Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh;

g) Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.

Thứ hai, điều kiện về tài chính:

  • Nhà đầu tư phải có năng lực tài chính tương ứng với số vốn cam cam kết đầu tư vào dự án, nghĩa là chủ đầu tư phải có đủ khả năng chi trả đối với số vốn mình đã cam kết
  • Ngân hàng sẽ giữ số tiền đầu tư vào công ty phải là ngân hàng hợp pháp và được phép hoạt động tại Việt Nam
  •  Số vốn pháp định của công ty liên doanh phải đáp ứng theo pháp luật Việt Nam về công ty liên doanh

Thứ ba, điều kiện về ngành nghề đăng ký kinh doanh của công ty liên doanh:

  • Doanh nghiệp phải kinh doanh ngành nghề kinh doanh được pháp luật Việt Nam cho phép kinh doanh tại Việt Nam và không kinh doanh ngành nghề thuộc lĩnh vực cấm kinh doanh hoặc hạn chế kinh doanh đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Khi đăng ký thành lập công ty liên doanh, phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam (luật doanh nghiệp, luật đầu tư...) các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết hoặc công nhận (cam kết WTO,...) và các quy định khác liên quan.

  1. Thủ tục thành lập công ty liên doanh 
  • Xin cấp giấy chứng nhận đầu tư: để có thể thực hiện dự án đầu tư, thành lập góp vốn thành lập công ty liên doanh thì nhà đầu tư nước ngoài cần xin giấy đầu tư.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 37 Luật đầu tư 2020, khi thuộc một trong các  trường hợp sau đây thì phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:

– Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;

– Tổ chức kinh tế khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hợp đồng BCC thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;

+ Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản 1 Điều 23 Luật này nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên;

+ Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản 1 Điều 23 Luật này nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên.

  • Đăng ký doanh nghiệp

Sau khi xin giấy phép đầu tư thì các chủ thể tiến hành đăng ký doanh nghiệp, đối với những trường hợp không cần xin giấy phép đầu tư thì tiến hành luôn dăng ký doanh nghiệp.

CÔNG TY LUẬT GIA PHÁT

Luật sư đầu tư nước ngoài:

098.1214.789

Luật sư Doanh Nghiệp:

0972.634.617

Luật sư sở hữu trí tuệ:

098.1214.789

Email: ceo@luatgiaphat.vn

Luật sư tư vấn giấy phép:

098.1214.789

Luật sư giải quyết tranh chấp:

098.1214.789

Luật sư tư vấn hợp đồng:

0972.634.617

Email: luatgiaphat@gmail.com

NHẬN XÉT VỀ BÀI VIẾT