Thủ tục ly hôn cần những gì?

Ly hôn là việc chấm dứt nghĩa vụ vợ chồng dưới sự thừa nhận của pháp luật. Ly hôn bao gồm trường hợp thuận tình ly hôn và đơn phương ly hôn. Vậy trong các trường hợp kể trên người muốn ly hôn cần những thủ tục, giấy tờ như thế nào. Bài viết này, công ty Luật Gia Phát xin được tư vấn thủ tục ly hôn cần những gì trong trường hợp nêu trên. 

Điều kiện và thủ tục tiến hành thuận tình ly hôn

Ly hôn là phương án lựa chọn cuối cùng khi những mâu thuẫn giữa vợ chồng trở nên trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được. Nếu mâu thuẫn chưa đến mức nghiêm trọng thì bạn nên cố gắng dung hòa cuộc sống và cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định của mình.


Thuận tình ly hôn và những điều cần biết?

Ly hôn thuận tình là cả hai bên tự nguyện đồng ý ly hôn, cùng ký vào đơn xin ly hôn. Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.

Thủ tục đơn phương ly hôn như thế nào?

Khi cuộc sống gia đình gặp phải những mâu thuẫn này ngày càng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được. Chuyện ly hôn là điều dễ dàng xảy ra.

Ly hôn là phương án lựa chọn cuối cùng khi những mâu thuẫn giữa vợ chồng trở nên trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được. Nếu mâu thuẫn chưa đến mức nghiêm trọng thì bạn nên cố gắng dung hòa cuộc sống và cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định của mình.


Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con sau khi ly hôn

Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật Hôn nhân- gia đình, Bộ luật dân sự và các văn bản luật khác có liên quan.

Vợ ôm nợ về nhà thì chồng có phải trả nợ không?

Câu hỏi của anh Lê Việt T. tại Hà Nội như sau: “Xin chào luật sư, tôi có một vấn đề cần được giải đáp như sau. Do công việc làm ăn của gia đình tôi gần đây không được thuận lợi, nên vợ tôi đã thường xuyên đánh bạc để giải khuây. Mặc dù tôi đã cố gắng khuyên can nhưng cô ấy không những không bỏ mà ngày càng sa đà hơn và hiện nay đã mang một khoản nợ khá lớn. Vậy xin luật sư cho tôi hỏi: Tôi có phải chịu trách nhiệm đối với khoản nợ này của vợ tôi không? Tôi xin chân thành cảm ơn!”