Đại lý phân phối độc quyền là một hình thức của đại lý thương mại. Trên thực tế, bên đại lý hầu hết có xu hướng giao kết hợp đồng đại lý phân phối độc quyền. Để các bên có được một bản hợp đồng đại lý phân phối độc quyền chặt chẽ, rõ ràng và đúng pháp luật, Công ty Luật Gia Phát xin tư vấn về các điều khoản cơ bản trong hợp đồng đại lý phân phối độc quyền theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Luật dân sự năm 2015;
Luật thương mại năm 2005;
Khả năng thực hiện của các bên.
Điều 168 Luật thương mại năm 2005 quy định về hình thức hợp đồng đai lý như sau: “Hợp đồng đại lý phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương”.
Vì vậy, Qúy khách hàng nên xác lập hợp đồng đại lý phân phối độc quyền bằng hình thức văn bản để chắc chắn, công khai và thuận tiện lưu giữ.
Hợp đồng đại lý phân phối độc quyền là sự thỏa thuận giữa các bên để bên giao đại lý chỉ giao cho một đại lý mua, bán một hoặc một số mặt hàng nhất định tại một khu vực địa lý nhất định. Thực tế, một hợp đồng đại lý phân phối độc quyền thường có những điều khoản cơ bản sau:
Các bên tham gia hợp đồng phân phối độc quyền bao gồm bên giao đại lý và bên đại lý. Các bên ghi nhận đầy đủ thông tin của mình bao gồm: Thông tin cá nhân, địa chỉ, mã số thuế.
Nếu chủ thể là tổ chức thì phải ghi nhận kèm theo thông tin về người đại diện theo pháp luật của tổ chức đó.
Đối tượng của hợp đồng đại lý phân phối độc quyền thường là một hoặc một số hàng hóa mà bên giao đại lý là chủ sở hữu.
Khi soạn thảo điều khoản này, các bên phải xác định rõ tên hàng hóa, số lượng hàng hóa được giao đại lý, chất lượng hàng hóa…
Vì đây là hợp đồng phân phối độc quyền nên bắt buộc phải có giới hạn phạm vi địa lý để bên đại lý được độc quyền mua, bán hàng hóa. Các bên thỏa thuận phạm vi địa lý có thể theo Tỉnh hoặc Quốc gia cụ thể.
Luật thương mại năm 2005 có quy định các quyền và nghĩa vụ cơ bản cho bên giao đại lý và bên đại lý. Các bên tham khảo và có thể thỏa thuận chi tiết một số quyền và nghĩa vụ khác để phù hợp với giao dịch và khả năng thực hiện của mình.
Bên giao đại lý có quyền ấn định giá bán đối với hàng hóa của mình. Hai bên thỏa thuận giá mua và giá bán lẻ của từng bên. Trường hợp bên giao đại lý không ấn định giá bán lẻ thì bên đại lý có quyền quyết định giá bán lẻ.
Đại lý thương mại là hoạt động mà bên giao đại lý và bên đại lý thoả thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hoá cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao. Do vậy, điều khoản thù lao đại lý là không thể thiếu.
Các bên thỏa thuận mức thù lao đại lý cụ thể hoặc có thể thỏa thuận phương thức xác định thù lao đại lý (ví dụ như theo sản lượng hàng hóa bán ra, hình thức hoa hồng hoặc chênh lệch giá).
Các bên thỏa thuận việc thanh toán tiền hàng và thù lao đại lý được thực hiện theo từng đợt sau khi bên đại lý hoàn thành việc mua, bán một khối lượng hàng hoá.
Các bên tự do thỏa thuận một thời hạn đại lý nhất định. Trường hợp các bên không thỏa thuận thì thời hạn đại lý chỉ chấm dứt sau một thời gian hợp lý nhưng không sớm hơn sáu mươi ngày, kể từ ngày một trong hai bên thông báo bằng văn bản cho bên kia về việc chấm dứt hợp đồng đại lý.
Ngoài các điều khoản cơ bản trên, các bên có thể tự do thỏa thuận các điều khoản phù hợp để hợp được thêm chặt chẽ và dễ dàng thực hiện trên thực tế.
Lưu ý: Các điều khoản này không được trái với quy định của pháp luật.
Quý khách hàng quan tâm có thể sử dụng dịch vụ tư vấn và soạn thảo hợp đồng thương mại của Công ty luật Gia Phát để có được một bản hợp đồng rõ ràng, chặt chẽ, đảm bảo được quyền lợi cho các bên. Liên hệ với chúng tôi theo số hotline 098 1214789