Các trường hợp miễn trách nhiệm trong hợp đồng thương mại quốc tế

Mục lục bài viết

  1. 1. Miễn trách trong trường hợp một bên vi phạm hợp đồng gặp “trở ngại”
  2. 2. Miễn trách trong trường hợp bên thứ ba gặp “trở ngại”
  3. 3. Miễn trách nhiệm do lỗi của bên bị vi phạm

Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được các nước trên thế giới sử dụng phổ biến trong mua bán hàng hóa quốc tế. Và hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế đã được điều chỉnh bởi Công ước viên 1980 (CISG). Công ước này đã quy định những vấn đề cơ bản về việc ký kết hợp đồng mua bán; các quyền và nghĩa vụ của bên bán và bên mua phát sinh từ hợp đồng đó.Và vấn đề miễn trách nhiệm cũng không nằm ngoài sự điều chỉnh của CISG

Các trường hợp miễn trách nhiệm trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

1. Miễn trách trong trường hợp một bên vi phạm hợp đồng gặp “trở ngại”

Theo quy định tại Mục IV khoản 1 Điều 79 CISG: “Một bên không chịu trách nhiệm về việc không thực hiện bất kỳ một nghĩa vụ nào đó của họ nếu chứng minh được rằng việc không thực hiện ấy là do một trở ngại nằm ngoài sự kiểm soát của họ và người ta không thể chờ đợi một cách hợp lý rằng họ phải tính tới trở ngại đó vào lúc ký kết hợp đồng hoặc là tránh được hay khắc phục các hậu qủa của nó”.

Hầu hết các hệ thống pháp luật cũng như trong thực tiễn thương mại, thuật ngữ bất khả kháng được sử dụng khá phổ biến. Tuy nhiên, CISG lại sử dụng thuật ngữ “trở ngại”, thuật ngữ này được chọn vì nó phản ánh chính xác hơn thuộc tính khách quan của hiện tượng xảy ra. Trở ngại tức là sự kiện xảy ra khách quan không phụ thuộc vào ý chí của chủ thể và gây khó khăn cản trở cho chủ thể đó. Trở ngại này sau khi có đủ các dấu hiệu thì chủ thể gặp trở ngại sẽ được miễn trách nhiệm. Trên cơ sở quy định tại Điều 79, trở ngại có đầy đủ ba dấu hiệu:

+ Dấu hiệu thứ nhất: Trở ngại nằm ngoài sự kiểm soát của các bên. Một sự kiện muốn thỏa mãn dấu hiệu này cần thỏa mãn ba điều kiện: phải xảy ra khách quan không phụ thuộc vào ý chí của bên vi phạm; không có lỗi của bên vi phạm gây ra trở ngại này; trở ngại phải hoàn toàn vượt khỏi phạm vi ảnh hưởng của họ hoặc phạm vi trách nhiệm của họ.

Sự kiện đó có thể là các hiện tượng tự nhiên nhu sóng thần, động đất, núi lửa,…hoặc có thể là những sự kiện do con người tạo ra như đình công, bạo loạn, chiến tranh…Những sự kiện này phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới việc bên vi phạm không thể thực hiện nghĩa vụ của mình.

+ Dấu hiệu thứ hai: Những trở ngại này bên vi phạm đã không thể lường trước được trong quá trình giao kết hợp đồng. Tức là trở ngại đó phải không nhìn thấy trước được hay nằm ngoài khả năng dự kiến trước; các bên không biết hoặc không buộc phải biết sự kiện đó sẽ diễn ra; sự kiện đó phải là sự kiện bất thường, không thường xuyên lặp đi lặp lại như một quy luật.

Nếu trở ngại gây khó khăn do việc thực hiện hợp đồng có thể nhìn thấy trước hay dự kiến trước thì phải coi bên vi phạm nghĩa vụ đã tự mình tiếp nhận gánh chịu rủi ro về trở ngại phát sinh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

+ Dấu hiệu thứ ba: Những trở ngại này không thể tránh được và không thể khắc phục được hậu quả khi nó xảy ra.

Để đáp ứng dấu hiệu này, khi trở ngại có khả năng xảy ra hoặc đã xảy ra, bên vi phạm cẫn nỗ lực hết sức để khắc phục, né tránh trở ngại hoặc ít nhất là tác động tới hậu quả để lại của trở ngại nhằm hạn chế tối đa những thiệt hại tổn thất mà trở ngại đem lại. Vì thế, khi một sự kiện xảy ra mặc dù đáp ứng hai dấu hiệu trên nhưng bên vi phạm nghĩa vụ đã có thể tránh, khắc phục được trở ngại hoặc tác động vào hậu quả trở ngại bằng các biện pháp tích cực, cần thiết, kịp thời với khả năng thực hiện của mình mà không làm thì vẫn phải chịu trách nhiệm.

Ví dụ: Tranh chấp giữa một công ty Áo (người bán) và một công ty Bulgari (người mua). Người bán kiện người mua ra trọng tài đòi người mua bồi thường thiệt hại do người mua không mở thư tín dụng (L/C). Người mua cho rằng mình không mở thư tín dụng là do gặp bất khả kháng. Hai bên tranh cãi về sự kiện bất khả kháng mà bên mua viện dẫn. Tranh chấp được xét xử tại Trung tâm trọng tài quốc tế Paris, phán quyết số 7197/1992.

2. Miễn trách trong trường hợp bên thứ ba gặp “trở ngại”

Trong quan hệ thương mại quốc tế, hợp đồng không chỉ được ký kết giữa bên bán và bên mua mà còn có sự tham gia của nhiều bên liên quan được gọi là bên thứ ba. Trường hợp bên thứ ba gặp khó khăn, ngay lập tức ảnh hưởng tới việc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng; bên cạnh đó, khi một bên vi phạm hợp đồng, thường xảy ra tình huống họ viện dẫn lỗi của bên thứ ba tham gia thực hiện một phần hoặc toàn bộ hợp đồng đểhưởng miễn trách nhiệm[2]. 

Khoản 2 Điều 79 CISG quy định: “Nếu một bên không thực hiện nghĩa vụ của mình do người thứ ba mà họ nhờ thực hiện toàn phần hay một phần hợp đồng cũng không thực hiện điều đó thì bên ấy chỉ được miễn trách nhiệm trong trường hợp:

a. Ðược miễn trách nhiệm chiếu theo quy định của khoản trên, và.

b. Nếu người thứ ba cũng sẽ được miễn trách nếu các quy định của khoản trên được áp dụng cho họ”.

Bên vi phạm hợp đồng sẽ được miễn trách nhiệm trong trường hợp việc vi phạm hợp đồng do lỗi của người thứ ba (người được bên vi phạm giao cho hoàn thành toàn bộ hoặc một phần hợp đồng). Trong khi đó người thứ ba không hoàn thành nghĩa vụ của mình và hậu quả là gây thiệt hại. Tuy nhiên, không phải bất cứ trường hợp nào thiệt hại do bên thứ ba gây nên cũng được hưởng quyền miễn trách nhiệm. Bên vi phạm hợp đồng do lỗi của người thứ ba chỉ được miễn trách nhiệm khi người thứ ba rơi vào “trở ngại” như trường hợp trên.

3. Miễn trách nhiệm do lỗi của bên bị vi phạm

Điều 80 CISG quy định: “Một bên không được viện dẫn một sự không thực hiện nghĩa vụ của bên kia trong chưng mực mà sự không thực hiện nghĩa vụ đó là do chính những hành vi hay sơ suất của chính họ”.

Theo quy định trên, bên vi phạm nghĩa vụ sẽ được miễn trách nhiệm nếu như nguyên nhân của việc vi phạm đó do những hành vi hay sơ suất của chính bên bị vi phạm. Nói cách khác, bên vi phạm sẽ mất quyền yêu cầu bên vi phạm chịu trách nhiệm về việc không thực hiện nghĩa vụ của mình nếu như việc không thực hiện đó xuất phát từ chính những hành vi và sơ suất của bên bị vi phạm. Quy định miễn trách nhiệm do lỗi của bên bị vi phạm là hoàn toàn hợp lý và phù hợp với nguyên tắc lỗi. Người gây ra việc thực hiện không đúng hợp đồng thì họ không thể viện dẫn việc này để đem lại lợi ích cho chính họ, khi họ làm cho phía bên kia không thể thực hiện đúng nghĩa vụ thì họ không có quyền buộc bên kia phải chịu trách nhiệm.

Trên đây là một số thông tin mà Luật Gia Phát cung cấp cho quý khách hàng. Với nhiều năm kinh nghiệm cùng đội ngũ luật sư chuyên nghiệp Luật Gia Phát sẽ giải đáp mọi thắc mắc từ quý khách hàng nhanh nhất và chính xác nhất về các quy định về hóa đơn điện tử và những vấn đề pháp luật liên quan khác.

Hotline : 0981214789
Mail: ceo@luatgiaphat.vn

CÔNG TY LUẬT GIA PHÁT

Luật sư đầu tư nước ngoài:

098.1214.789

Luật sư Doanh Nghiệp:

0972.634.617

Luật sư sở hữu trí tuệ:

098.1214.789

Email: ceo@luatgiaphat.vn

Luật sư tư vấn giấy phép:

098.1214.789

Luật sư giải quyết tranh chấp:

098.1214.789

Luật sư tư vấn hợp đồng:

0972.634.617

Email: luatgiaphat@gmail.com

NHẬN XÉT VỀ BÀI VIẾT