Thủ tục, trình tự mở chi nhánh doanh nghiệp xuất khẩu lao động


1. Cơ sở pháp lý:

- Luật doanh nghiệp 2014;

- Luật giáo dục số 38/2005/QH11 ngày 14 tháng 06 năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009;

- Luật sửa đổi, bổ sung Điều 6 và phụ lục 4 về danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật Đầu tư;

- Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21/04/2017 Quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục;

- Nghị định số 135/2018/NĐ-CP ngày 04/10/2018 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục;

- Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 Ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

- Thông tư số 21/2018/TT-BGDĐT Ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm ngoại ngữ, tin học.

2. Điều kiện thành lập:

 

Theo Phụ lục 4 Ban hành kèm theo Luật số 03/2016/QH14 sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật đầu tư; thì kinh doanh dịch vụ tư vấn du học thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Do vậy, khi thành lập trung tâm tư vấn du học, anh cần đáp ứng được điều kiện về đội ngũ nhân viên trực tiếp du học quy định tại khoản 3 Điều 107 Nghị định 46/2017/NĐ-CP, cụ thể như sau:

- Có trình độ đại học trở lên.

- Có năng lực sử dụng ít nhất một ngoại ngữ từ bậc 4 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ (sau đây sẽ là KNLNN) 6 bậc dùng cho Việt Nam và tương đương.


Như vậy, nhân viên trực tiếp tư vấn du học phải có năng lực sử dụng ít nhất một loại ngoại ngữ từ Trung cấp (Bậc 4) trở lên. Cũng theo quy định tại Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT, người có năng lực ngoại ngữ bậc 4 là người “Có thể hiểu ý chính của một văn bản phức tạp về các chủ đề cụ thể và trừu tượng, kể cả những trao đổi kỹ thuật thuộc lĩnh vực chuyên môn của bản thân. Có thể giao tiếp ở mức độ trôi chảy, tự nhiên với người bản ngữ. Có thể viết được các văn bản rõ ràng, chi tiết với nhiều chủ đề khác nhau và có thể giải thích quan điểm của mình về một vấn đề, nêu ra được những ưu điểm, nhược điểm của các phương án lựa chọn khác nhau.”

- Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn du học theo quy định tại Thông tư 23/2013/TT-BGDĐT. Tức là người đã tham gia bồi dưỡng nghiệp vu tại trường cao đẳng sư phạm, cao đẳng sư phạm, .... về tư vấn du học, tham gia tối thiểu 80% thời gian học trên lớp quy định cho mỗi chuyên đề, có điểm của tất cả các bài kiểm tra kết thúc chuyên đề và có điểm thi kết thúc khóa học bồi dưỡng đạt từ 5 điểm trở lên.

Kết quả hình ảnh cho tư vấn du học

3. Trình tự, thủ tục để tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học:

3.1. Xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:

Hồ sơ cần chuẩn bị:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật Đầu tư 2014, nhà đầu tư cần chuẩn bị những tài liệu sau:

- Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;

- Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;

- Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án;

- Bản sao một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;

- Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;

3.2. Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:

Theo quy định tại khoản 2 Điều 37  Luật Đầu tư 2014, thủ tục này được thực hiện như sau:

Bước 1: Nhà đầu tư nộp hồ sơ tại Sở Kế hoạch Đầu tư;

Bước 2: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ, Sở Kế hoạch Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.

 

Theo quy định tại Nghị định 46/2017/NĐ-CP và Nghị định 135/2018/NĐ-CP, thì trình tự, thủ tục xin cấp Giấy phép được thực hiện như sau:

Bước 1: Người đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học chuẩn bị 01 bộ hồ sơ, bao gồm:

- Văn bản đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học; với những nội dung chủ yếu gồm:

+ Mục tiêu, nội dung hoạt động;

+ Khả năng khai thác và phát triển dịch vụ du học ở nước ngoài;

+ Kế hoạch và các biện pháp tổ chức thực hiện;

+ Phương án giải quyết khi gặp vấn đề rủi ro đối với người được tư vấn du học.

- Bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

- Danh sách đội ngữ nhân viên trực tiếp tư vấn du học bao gồm các thông tin chủ yếu sau đây:

+ Họ và tên;

+ Ngày tháng năm sinh, giới tính, trình độ ngoại ngữ, vị trí công việc sẽ đảm nhiệm tại tổ chức dịch vụ tư vấn du học;

+ Bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao kèm theo bán chính để đối chiếu văn bằng tốt nghiệp đại học, chứng chỉ ngoại ngữ, chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn du học.

Bước 2: Tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học gửi trực tiếp qua bưu điện 01 bộ hồ sơ đã chuẩn bị như trên đến Sở Giáo dục và Đào tạo nơi kinh doanh dịch vụ tư vấn du học.

Bước 3: Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận và xử lý hồ sơ:

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo thẩm định hồ sơ, thẩm tra tính xác thực của tài liệu trong hồ sơ và cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học; nếu chưa đáp ứng các điều kiện theo quy định thì thông báo bằng văn bản cho tổ chức dịch vụ tư vấn du học và nêu rõ lý do.

Kết quả hình ảnh cho tư vấn du học

3.3. Thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp:

Quý khách hàng tham khảo thêm về thủ tục thành lập doanh nghiệp tùy theo từng loại hình doanh nghiệp tại đây:1. Cơ sở pháp lý:

 

- Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng số 72/2006/QH11;

- Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13;

- Luật phí và lệ phí số 97/2015/QH13;

- Nghị định số 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;

- Nghị định số 126/2007/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

-Hỗ trợ khách hàng sau dịch vụ
Hotline (24/7): 098.1214.789 (Tư vấn miễn phí)
Email: ceo@luatgiaphat.vn

CÔNG TY LUẬT GIA PHÁT

Luật sư đầu tư nước ngoài:

098.1214.789

Luật sư Doanh Nghiệp:

0972.634.617

Luật sư sở hữu trí tuệ:

098.1214.789

Email: ceo@luatgiaphat.vn

Luật sư tư vấn giấy phép:

098.1214.789

Luật sư giải quyết tranh chấp:

098.1214.789

Luật sư tư vấn hợp đồng:

0972.634.617

Email: luatgiaphat@gmail.com

NHẬN XÉT VỀ BÀI VIẾT