Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư 

Mục lục bài viết

  1. Chấp thuận chủ trương đầu tư là gì
  2. Nội dung chấp thuận chủ trương đầu tư
  3. Thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư
  4. Tại sao phải xin chấp thuận chủ trương đầu tư?

Chấp thuận chủ trương đầu tư là một giai đoạn quan trọng và có tính chất chuẩn bị cho việc triển khai một dự án đầu tư. Không phải mọi dự án đầu tư đều có giai đoạn này; và nội dung, thủ tục của giai đoạn này cũng có sự khác nhau với các loại dự án khác nhau. Với nội dung bài viết dưới đây, Luật Gia Phát xin được đem đến cho quý khách hàng những thông tin khái quát về chấp thuận chủ trương đầu tư.

Chấp thuận chủ trương đầu tư là gì

Theo Khoản 1 Điều 3 Luật đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17 tháng 6 năm 2020 quy định về khái niệm chấp thuận chủ trương đầu tư như sau:
“Điều 3. Giải thích từ ngữ
1. Chấp thuận chủ trương đầu tư là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về mục tiêu, địa điểm, quy mô, tiến độ, thời hạn thực hiện dự án; nhà đầu tư hoặc hình thức lựa chọn nhà đầu tư và các cơ chế, chính sách đặc biệt (nếu có) để thực hiện dự án đầu tư.”

Đây là một điểm mới của Luật đầu tư năm 2020 so với Luật đầu tư 2014, Luật đầu tư 2014 không có quy định về khái niệm chấp thuận chủ trương đầu tư.
Để hiểu sâu sắc hơn về vấn đề này, chúng ta tìm hiểu chút ở khía cạnh ngôn ngữ. Chủ trương là “có ý định, có quyết định về phương hướng hành động” (Tr227, Từ điển Tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học, Gs, Hoang Phê chủ biên). Nên chấp thuận chủ trương nghĩa là hành động người có thẩm quyền chấp thuận ý định và phương hướng của một tổ chức, cá nhân để có một hành động hay công việc cụ thể nào đó.
Qua việc phân tích này, chúng ta có thể rút ra hai kết luận như sau:
Thứ nhất: Việc chấp thuận đó chỉ giới hạn ở “chủ trương”, tức là chấp thuận về ý định và phương hướng để làm công việc nào đó. Việc chấp thuận này chưa phải là quyết định cuối cùng về việc triển khai công việc trên thực tế đó.
Thứ hai: Việc chấp thuận đó phải do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện. Pháp luật có quy định cụ thể về cơ quan nào có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư. Tùy thuộc lĩnh vực, quy mô của dự án đầu tư mà mỗi loại dự án lại có cơ quan chấp thuận chủ trương đầu tư khác nhau.

Nội dung chấp thuận chủ trương đầu tư

Nội dung chấp thuận chủ trương đầu tư là chấp thuận các nhóm nội dung gồm:

  • Mục tiêu, địa điểm, quy mô, tiến độ, thời hạn thực hiện dự án;

  • Nhà đầu tư hoặc hình thức lựa chọn nhà đầu tư;

  • Cơ chế, chính sách đặc biệt (nếu có) để thực hiện dự án đầu tư.

Việc chấp thuận đó phải do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện. Tùy thuộc lĩnh vực, quy mô của dự án đầu tư mà mỗi loại dự án lại có cơ quan chấp thuận chủ trương đầu tư khác nhau.

Thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư

Theo quy định tại các Điều 30, 31, 32 Luật đầu tư năm 2020, các cấp (cơ quan nhà nước) có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư đó là:

  • Quốc hội;

  • Thủ tướng Chính phủ;

  • Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Tại sao phải xin chấp thuận chủ trương đầu tư?

Khi nhắc tới chấp thuận chủ trương đầu tư hẳn mọi người đều có chung thắc mắc là tại sao lại phải chấp thuận chủ trương đầu tư mà không cấp luôn Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho dự án vì trong quá trình thẩm định hồ sơ đăng ký đầu tư cũng phải xem xét các khía cạnh của dự án.
Trước tiên, cần khẳng định lại một lần nữa, không phải dự án nào cũng cần chấp thuận chủ trương đầu tư mà chỉ một số loại dự án nhất định đã nêu ở phần trên của bài viết.
Sở dĩ phải xin chấp thuận chủ trương đầu tư đối với những dự án đó là để:

  • Đảm bảo cân bằng và phát triển kinh tế phù hợp với định hướng của đất nước;

  • Bản thân Nhà đầu tư, cơ quan chủ trì lập dự án cần có sự khảo sát, nghiên cứu kỹ lưỡng, tốn kém chi phí, thời gian, do đó, để tránh trường hợp sau khi khảo sát và nghiên cứu nhưng không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chấp nhận sẽ gây lãng phí.

Ngoài những tư vấn trên về thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư, Luật Gia Phát luôn sẵn lòng được giải đáp và tư vấn cho quý khách hàng về các thủ tục hành chính cũng như các vấn đề pháp lý khác. Luật Gia Phát luôn đồng hành cùng quý doanh nghiệp. 
Để được tư vấn mọi vấn đề pháp lý liên quan vui lòng liên hệ:
Hotline: 098.1214.789
Email: ceo@luatgiaphat.vn
Website: luatgiaphat.com / luatgiaphat.vn

CÔNG TY LUẬT GIA PHÁT

Luật sư đầu tư nước ngoài:

098.1214.789

Luật sư Doanh Nghiệp:

0972.634.617

Luật sư sở hữu trí tuệ:

098.1214.789

Email: ceo@luatgiaphat.vn

Luật sư tư vấn giấy phép:

098.1214.789

Luật sư giải quyết tranh chấp:

098.1214.789

Luật sư tư vấn hợp đồng:

0972.634.617

Email: luatgiaphat@gmail.com

NHẬN XÉT VỀ BÀI VIẾT