Tư vấn về các quy định hòa giải trong tố tụng dân sự


Hòa giải là một chế định quan trọng trong tố tụng dân sự. Là hoạt động do Tòa án tiến hành nhằm giúp đỡ các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án dân sự (VADS). Việc hòa giải có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó vừa đảm bảo tiết kiệm chi phí cho Nhà nước và công dân, giảm bớt giai đoạn tố tụng kéo dài, vừa giải quyết triệt để các mâu thuẩn giữa các đương sự… Do đó, nếu chế định hòa giải không được quan tâm trong việc giải quyết VADS thì quyền và lợi ích của các bên đương sự sẽ không được bảo đảm. Vì vậy, tư vấn về các quy định hòa giải trong tố tụng dân sự là khâu cần thiết để các chủ thể có thể nắm rõ hơn về mọi khía canh của vấn đề đang quan tâm.

Hòa giải vụ án dân sự là hoạt động tố tụng do tòa án tiến hành nhằm giúp đỡ các đương sự thỏa thuận với nhau về giải quyết vụ án dân sự.

Tu vấn về các quy định hòa giải trong tố tụng dân sự

Cơ sở của hòa giải VADS là quyền tự định đoạt của các đương sự. Để giải quyết VADS bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, tòa án không chỉ xét xử mà còn hòa giải VADS. Điều 10 Bộ luật Tố tụng Dân sự (BLTTDS) quy định, tòa án có trách nhiệm tiến hành hòa giải và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án dân sự theo quy định của Bộ luật này.

Hoạt động hòa giải được tiến hành trước khi xét xử sơ thẩm VADS. Tuy vậy, theo các Điều 220, 270 BLTTDS thì tại phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm, tòa án cũng hỏi các đương sự có thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết VADS không? Nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết VADS thì toà án ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Như vậy, việc hòa giải trước khi xét xử sơ thẩm là thủ tục bắt buộc, trừ những việc không hòa giải được hoặc pháp luật quy định không được hòa giải. Quy định này xuất phát từ tầm quan trọng của hòa giải. Nếu hòa giải thành cũng có nghĩa là tòa án đã hoàn thành việc giải quyết vụ án mà không cần mở phiên tòa.

Thành phần và thủ tục hòa giải

a. Thành phần phiên hòa giải

Theo quy định tại Điều BLTTDS, thành phần phiên hòa giải bao gồm:

- Thẩm phán chủ trì phiên hoà giải.

- Thư ký Toà án ghi biên bản hoà giải.

- Các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của các đương sự.

Trong một vụ án có nhiều đương sự mà có đương sự vắng mặt trong phiên hòa giải nhưng các đương sự có mặt vẫn đồng ý tiến hành hòa giải và việc hòa giải đó không ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt thì thẩm phán tiến hành hòa giải giữa các đương sự có mặt; nếu các đương sự đề nghị hoãn phiên tòa hòa giải để có mặt tất cả các đương sự trong vụ án thì thẩm phán hoãn phiên hòa giải.

Kết quả hình ảnh cho hòa giải

- Người phiên dịch, nếu đương sự không biết tiếng Việt.

Việc hòa giải là nhằm giúp cho các đương sự thực hiện quyền tự định đoạt của họ và làm cho việc giải quyết vụ án được hiệu quả cao mà không phải xét xử. Vì vậy, BLTTDS quy định rất rõ là người tiến hành hòa giải là thẩm phán được phân công giải quyết vụ án, còn thư ký chỉ là người giúp việc và phải có mặt trong phiên hòa giải để ghi biên bản hòa giả. Việc quy định này là cần thiết vì hòa giải là để cho các đương sự giải quyết với nhau trước, bằng cách thương lượng, thỏa thuận và sự thỏa thuận này phải được tòa án công nhận bằng một quyết định và quyết định này có giá trị bắt buộc đối với các bên đương sự và nó cũng đòi hỏi cả sự tôn trọng của xã hội. Vì lẽ đó, BLTTDS quy định bắt buộc người đứng ra tổ chức hòa giải và chủ trì phiên hòa giải phải là thẩm phán và đương sự phải có mặt đầy đủ.

b. Thủ tục tiến hành hòa giải

Theo quy định của Điều 183 BLTTDS, trước khi tiến hành phiên hòa giải, tòa án phải thông báo cho các đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự về thời gian, địa điểm tiến hành phiên hòa giải, nội dung các vấn đề cần hòa giải.

Theo Điều 185 BLTTDS, khi tiến hành hòa giải, Thẩm phán phổ biến cho các đương sự biết các quy định của pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án để các bên liên hệ đến quyền, nghĩa vụ của mình, phân tích hậu quả pháp lý của việc hoà giải thành để họ tự nguyện thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án.

Khi đã có đầy đủ điều kiện để tiến hành hòa giải thì thẩm phán được phân công giải quyết vụ án có cán bộ thư ký tòa án giúp việc ghi biên bản sẽ tiến hành giải phiên hòa giải. Thẩm phán công bố nội dung vụ án tranh chấp, phổ biến cho các đương sự biết các quy định của pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án để các bên liên hệ đến quyền và nghĩa vụ của mình. Thẩm phán phân tích hậu quả pháp lý của việc hòa giải thành hoặc không thành để các bên đương sự tự nguyện thương lượng thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án.

Sau khi được thẩm phán hướng dẫn và nghe giải thích pháp luật có liên quan đến vụ án đang tranh chấp, đến lượt nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phát biểu quan điểm của họ về vấn đề đang tranh chấp và đưa ra định hướng giải quyết. Đối với những ý kiến của đương sự đưa ra cách giải quyết bất hợp lý như khởi kiện tài sản không có căn cứ, yêu cầu bồi thường quá đáng thì thẩm phán chủ trì phải kịp thời phân tích, thẳng thắn chỉ cho họ biết yêu cầu của họ đưa ra là không hợp lý để họ cân nhắc lại.

Khi đương sự thỏa thuận được với nhau về các vấn đề phải giải quyết trong vụ án thì toà án lập biên bản hòa giải thành, trong đó nêu rõ nội dung tranh chấp và những nội dung đã được đương sự thỏa thuận. Biên bản này chưa có giái trị pháp lý, nó chỉ là tài liệu văn bản xác nhận một sự kiện và nó là cơ sở để tòa án ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự. Biên bản hòa giải phải có các nội dung theo quy định tại khoản 1 Điều 186 BLTTDS. Ngoài ra, biên bản phải có đầy đủ chữ ký hoặc điểm chỉ của các đương sự có mặt trong phiên hòa giải, chữ ký của thư ký toà án ghi biên bản và của thẩm phán chủ trì phiên hòa giải. Biên bản này được gửi ngay cho các đương sự tham gia hòa giải.

Với nhiều năm kinh nghiệm và đội ngũ chuyên gia Luật hàng đầu Luật Gia Phát sẽ thay mặt bạn làm cá thủ tục nhanh chóng, chính xác nhất. Chúng tôi sẽ thực hiện mọi công đoạn trong quá trình giải quyết vụ việc và trực tiếp làm việc với cơ quan quản lý. Khách hàng chỉ cần cung cấp thông tin mà chúng tôi yêu cầu và các giấy tờ liên quan trong quá trình thực hiện. Nếu có vấn đề cần hỗ trợ hãy điện cho Luật Gia Phát theo Hotline: 098.1214.789 để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Hãy liên hệ tới Luật Gia Phát để có được những câu trả lời nhanh nhất và chính xác nhất.

Trên đây là những thông tin mà Công ty Luật Gia Phát tư vấn cho quý doanh nghiệp.
Hỗ trợ khách hàng sau dịch vụ
Hotline (24/7): 098.1214.789 (Tư vấn miễn phí)
Email: ceo@luatgiaphat.vn

CÔNG TY LUẬT GIA PHÁT

Luật sư đầu tư nước ngoài:

098.1214.789

Luật sư Doanh Nghiệp:

0972.634.617

Luật sư sở hữu trí tuệ:

098.1214.789

Email: ceo@luatgiaphat.vn

Luật sư tư vấn giấy phép:

098.1214.789

Luật sư giải quyết tranh chấp:

098.1214.789

Luật sư tư vấn hợp đồng:

0972.634.617

Email: luatgiaphat@gmail.com

NHẬN XÉT VỀ BÀI VIẾT