Thừa kế theo pháp luật là gì? Các trường hợp thừa kế theo pháp luật

Mục lục bài viết

  1. Thừa kế được coi là một trong những chế định đặc biệt và quan trọng trong hệ thống pháp luật dân sự Việt Nam. Chế định quyền sở hữu và chế định thừa kế ra đời là một trong những phượng tiện pháp lý cần thiết cho việc đảm bảo việc gia tăng sự tích lũy của cải của xã hội loại người. Như một lẽ tất yếu, con người sỡ hữu tài sản, khi chết đi thì đương nhiên những tài sản này tiếp tục được dịch chuyển cho những người còn sống để gia tăng giá trị kinh tế, tinh thần của tài sản, phục vụ cho xã hội, cho cuộc sống của những người hưởng di sản nói riêng và xã hội loài người nói chung. Tìm hiểu về thừa kế theo pháp luật là một cách để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân mà ai cũng nên tự trang bị cho mình.
  2. Thừa kế theo pháp luật là gì?
  3. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật
  4. 3. Người thừa kế theo pháp luật
  5. Thừa kế thế vị
  6. Việc thừa kế trong trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung; vợ, chồng đang xin ly hôn hoặc đã kết hôn với người khác

Thừa kế được coi là một trong những chế định đặc biệt và quan trọng trong hệ thống pháp luật dân sự Việt Nam. Chế định quyền sở hữu và chế định thừa kế ra đời là một trong những phượng tiện pháp lý cần thiết cho việc đảm bảo việc gia tăng sự tích lũy của cải của xã hội loại người. Như một lẽ tất yếu, con người sỡ hữu tài sản, khi chết đi thì đương nhiên những tài sản này tiếp tục được dịch chuyển cho những người còn sống để gia tăng giá trị kinh tế, tinh thần của tài sản, phục vụ cho xã hội, cho cuộc sống của những người hưởng di sản nói riêng và xã hội loài người nói chung. Tìm hiểu về thừa kế theo pháp luật là một cách để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân mà ai cũng nên tự trang bị cho mình.

Thừa kế theo pháp luật là gì?

Điều 649 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS) quy định: Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.

Thừa kế theo pháp luật là việc dịch chuyển tài sản của người chết cho những người còn sống theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.

Cá nhân có quyền sở hữu với tài sản của mình, sau khi chết, số tài sản còn lại được chia đều cho những người thừa kế. Người được thừa kế theo pháp luật là những người có quan hệ huyết thống, quan hệ hôn nhân và nuôi dưỡng.

Những người được hưởng thừa kế theo quy định của pháp luật không phụ thuộc vào mức độ năng lực hành vi. Mọi người bình đẳng trong việc hưởng di sản thừa kế của người chết, thực hiện nghĩa vụ mà người chết chưa thực hiện trong phạm vi di sản nhận.

Những trường hợp thừa kế theo pháp luật

Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:

– Không có di chúc;

– Di chúc không hợp pháp;

– Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;

– Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản thừa kế hoặc từ chối nhận di sản.

Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản thừa kế sau đây:

– Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;

– Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;

– Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. 

3. Người thừa kế theo pháp luật

Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

– Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

– Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

– Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

* Lưu ý:

– Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản thừa kế bằng nhau.

– Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Thừa kế thế vị

Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.

Việc thừa kế trong trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung; vợ, chồng đang xin ly hôn hoặc đã kết hôn với người khác

Trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung khi hôn nhân còn tồn tại mà sau đó một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản.

Trường hợp vợ, chồng xin ly hôn mà chưa được hoặc đã được Tòa án cho ly hôn bằng bản án hoặc quyết định chưa có hiệu lực pháp luật, nếu một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản.

Người đang là vợ hoặc chồng của một người tại thời điểm người đó chết thì dù sau đó đã kết hôn với người khác vẫn được thừa kế di sản.

Là một trong những công ty tư vấn luật hàng đầu cả nước với bề dày nhiều năm kinh nghiệm, chúng tôi xin cam kết và đảm với Quý khách hàng sẽ giúp Quý khách hàng hoàn tất các thủ tục pháp lý một cách nhanh chóng, tiết kiệm nhất. 

Để được tư vấn mọi vấn đề pháp lý liên quan vui lòng liên hệ:
Hotline: 098.1214.789
Email: ceo@luatgiaphat.vn
Website: luatgiaphat.vn 

CÔNG TY LUẬT GIA PHÁT

Luật sư đầu tư nước ngoài:

098.1214.789

Luật sư Doanh Nghiệp:

0972.634.617

Luật sư sở hữu trí tuệ:

098.1214.789

Email: ceo@luatgiaphat.vn

Luật sư tư vấn giấy phép:

098.1214.789

Luật sư giải quyết tranh chấp:

098.1214.789

Luật sư tư vấn hợp đồng:

0972.634.617

Email: luatgiaphat@gmail.com

NHẬN XÉT VỀ BÀI VIẾT