Quy định của pháp luật hiện hành về Hôn nhân thực tế

Mục lục bài viết

  1. 1. Khái niệm hôn nhân thực tế
  2. 2. Cách xác định hôn nhân thực tế
  3. 3. Thế nào là chung sống với nhau như vợ chồng trong “hôn nhân thực tế”
  4. 4. Giá trị pháp lý của hôn nhân thực tế

Hôn nhân thực tế là hôn nhân được công nhận dựa trên cơ sở thực tế là các bên nam, nữ đã và đang chung sống như vợ chồng, có đủ điều kiện kết hôn nhưng không đăng kí kết hôn tại cơ quan đăng kí kết hôn có thẩm quyền.

Cơ sở pháp lý:

- Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986

- Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000

- Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp về việc thi hành luật hôn nhân và gia đình.

1. Khái niệm hôn nhân thực tế

Hôn nhân thực tế là hôn nhân được công nhận dựa trên cơ sở thực tế là các bên nam, nữ đã và đang chung sống như vợ chồng, có đủ điều kiện kết hôn nhưng không đăng kí kết hôn tại cơ quan đăng kí kết hôn có thẩm quyền.

2. Cách xác định hôn nhân thực tế

Theo Thông tư 01/2001/ Thông tư liên tịch của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp về việc thi hành luật hôn nhân và gia đình thì những trường hợp hai bên nam nữ không đăng ký kết hôn vẫn được pháp luật công nhận là hôn nhân thực tế, quyền và nghĩa vụ được áp dụng như hôn nhân hợp pháp như sau:

Trường hợp thứ nhất, hai bên nam nữ sống chung với nhau như vợ chồng, xác lập quan hệ vợ chồng với nhau trước ngày 03/01/1987.

Các mối quan hệ hôn nhân của hai bên nam nữ hình thành từ thời điểm Luật Hôn nhân và gia đình 1986 có hiệu lực là thời điểm pháp luật chưa thật sự đi sâu và phổ biến trong đời sống của người dân. Mặc dù luật Hôn nhân và gia đình 1986 có quy định:

“Điều 8: Việc kết hôn do Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi thường trú của một trong hai người kết hôn công nhận và ghi vào sổ kết hôn theo nghi thức do Nhà nước quy định… Mọi nghi thức kết hôn khác đều không có giá trị pháp lý”.

Nhưng những mối quan hệ vợ chồng được hình thành dựa trên sự tự nguyện và tình cảm của hai bên, dựa trên phong tục tập quán của mỗi địa phương, nên có nhiều cặp vợ chồng không trình diện với cơ quan chức năng mà chỉ sống chung với nhau, không có giấy hôn thú. Nắm bắt được tình hình đó, nhằm bảo đảm sự ổn định về mặt nhân khẩu tại địa phương, quy định của pháp luật vẫn công nhận những cặp vợ chồng này có hôn nhân hợp pháp.

Hôn nhân hợp pháp của những cặp vợ chồng này được tính từ thời điểm hai bên bắt đầu chung sống với nhau như vợ chồng ví dụ như: ngày hai bên nam nữ tổ chức đám cưới, kể từ ngày sống chung có người làm chứng của hai bên vợ chồng,,vv..Mặc dù những thời điểm đó không thật sự rõ ràng để xác định nhưng pháp luật vẫn ghi nhận để có thể dễ dàng giải quyết khi có tranh chấp. Theo đó, mặc dù họ chưa làm thủ tục đăng ký kết hôn nhưng họ vẫn được đảm bảo quyền và nghĩa vụ hợp pháp của vợ chồng; khi làm thủ tục ly hôn hay có tranh chấp về vấn đề gì thì vẫn được cơ quan chức năng áp dụng Luật Hôn nhân và gia đình để giải quyết.

Trường hợp thứ hai, hai bên nam nữ sống chung với nhau như vợ chồng sau thời điểm Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 có hiệu lực đến trước ngày 01/01/2001.

Đối với những trường hợp nam nữ sống chung với nhau kể từ sau khi Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 có hiệu lực (03/01/1987) đến trước thời điểm Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 có hiệu lực (01/01/2001), mặc dù họ có đủ điều kiện theo quy định của luật để kết hôn nhưng vẫn chưa làm thủ tục đăng ký thì bắt buộc phải làm thủ tục đăng ký kết hôn lên cơ quan có thẩm quyền để được công nhận là vợ chồng hợp pháp. Tuy nhiên trong thời điểm mà họ đăng ký kết hôn sẽ không được mặc định là thời điểm họ được xác lập mối quan hệ vợ chồng mà quan hệ của họ vẫn được công nhận kể từ ngày họ sống chung với nhau. Thời điểm họ về ở chung với nhau kể từ thời điểm họ có sự sống chung với nhau, chăm sóc giúp đỡ và cùng nhau xây dựng gia đình hay tính từ mốc thời gian tổ chức lễ cưới, về chung sống với nhau có người khác chứng kiến. Theo đó nếu sống chung với nhau trong khoảng thời gian này mặc dù Luật hôn nhân và gia đình 1986 đã có hiệu lực nhưng pháp luật vẫn cho các cặp vợ chồng chưa đăng ký kết hôn một khoảng thời gian hợp lý để kịp thời bổ sung thủ tục này. Trong khoảng thời gian đó nếu có yêu cầu ly hôn hay giải quyết tranh chấp thì vẫn được áp dụng theo quy định pháp luật hiện hành để giải quyết. Theo quy định của Thông tư liên tịch 01/2001 thì những trường hợp này phải đăng ký kết hôn trong khoảng thời gian từ thời điểm ngày 1 tháng 1 năm 2001 đến thời điểm ngày 1 tháng 1 năm 2003.

Nếu như sau thời điểm ngày 1 tháng 1 năm 2003 mà các cặp vợ chồng không tiến hành thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn hợp pháp thì họ sẽ không được xem là vợ chồng theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình. Theo đó nếu có yêu cầu về thực hiện thủ tục ly hôn thì không áp dụng luật mà chỉ xử lý về vấn đề tranh chấp quyền nuôi con và tranh chấp phân chia tài sản.

Như vậy, việc quy định về các trường hợp hôn nhân thực tế được quy định rõ trong hệ thống pháp luật Việt Nam nhằm khuyến khích việc đăng ký kết hôn giữa các bên nam nữ sống chung với nhau, và là cơ sở pháp lý để giải quyết những khó khăn, vướng mắc gặp phải khi các vấn đề liên quan đến mối quan hệ hôn nhân này có tranh chấp.

3. Thế nào là chung sống với nhau như vợ chồng trong “hôn nhân thực tế”

Tại điểm d khoản 2 Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT quy định:

Được coi nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng, nếu họ có đủ điều kiện để kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 và thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Có tổ chức lễ cưới khi về chung sống với nhau;

- Việc họ về chung sống với nhau được gia đình (một bên hoặc cả hai bên) chấp nhận;

- Việc họ về chung sống với nhau được người khác hay tổ chức chứng kiến;

- Họ thực sự có chung sống với nhau, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng gia đình.

Thời điểm nam và nữ bắt đầu chung sống với nhau như vợ chồng là ngày họ tổ chức lễ cưới hoặc ngày họ về chung sống với nhau được gia đình (một hoặc cả hai bên) chấp nhận hoặc ngày họ về chung sống với nhau được người khác hay tổ chức chứng kiến hoặc ngày họ thực sự bắt đầu chung sống với nhau, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng gia đình.”

Tại Điều 9 và Điều 10 luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định:

“Điều 9. Điều kiện kết hôn

Nam nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

1. Nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên;

2. Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào; không ai được cưỡng ép hoặc cản trở;

3. Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn quy định tại Điều 10 của Luật này.

Điều 10. Những trường hợp cấm kết hôn

Việc kết hôn bị cấm trong những trường hợp sau đây:

1. Người đang có vợ hoặc có chồng;

2. Người mất năng lực hành vi dân sự;

3. Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;

4. Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

5. Giữa những người cùng giới tính.”

4. Giá trị pháp lý của hôn nhân thực tế

Dựa trên những phân tích ở trên:

- Trường hợp hai bên nam nữ sống chung với nhau như vợ chồng trước ngày 03/01/1987 mà không đăng ký kết hôn thì quyền và nghĩa vụ của mỗi bên vẫn được pháp luật công nhận và bảo vệ như người đã đăng ký kết hôn kể từ thời điểm họ chung sống với nhau như vợ chồng.

- Trường hợp nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03/01/1987 trở đi đến trước ngày 01/01/2001 (ngày Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 có hiệu lực) mà có đủ điều kiện kết hôn, nhưng chưa đăng ký kết hôn và đang chung sống với nhau như vợ chồng, nhưng kể từ ngày 01/01/2001 cho đến ngày 01/01/2003 đã đăng ký kết hôn thì quyền và nghĩa vụ của mỗi bên vẫn được pháp luật công nhận và bảo vệ như người đã đăng ký kết hôn kể từ thời điểm họ chung sống với nhau như vợ chồng.

- Trường hợp nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03/01/1987 trở đi đến trước ngày 01/01/2001 mà có đủ điều kiện kết hôn, nhưng chưa đăng ký kết hôn và đang chung sống với nhau như vợ chồng, nhưng kể từ ngày 01/01/2001 cho đến ngày 01/01/2003 vẫn không đăng ký kết hôn thì pháp luật không công nhận và bảo vệ họ như vợ chồng.

- Trường hợp nam và nữ đăng ký kết hôn kể từ sau ngày 01/01/2003 thì được pháp luật công nhận kể từ ngày đăng ký kết hôn.

 

Để được tư vấn mọi vấn đề pháp lý liên quan, vui lòng liên hệ:

Hotline: 098.1214.789

Email: ceo@luatgiaphat.vn

Website: luatgiaphat.com/luatgiaphat.vn

CÔNG TY LUẬT GIA PHÁT

Luật sư đầu tư nước ngoài:

098.1214.789

Luật sư Doanh Nghiệp:

0972.634.617

Luật sư sở hữu trí tuệ:

098.1214.789

Email: ceo@luatgiaphat.vn

Luật sư tư vấn giấy phép:

098.1214.789

Luật sư giải quyết tranh chấp:

098.1214.789

Luật sư tư vấn hợp đồng:

0972.634.617

Email: luatgiaphat@gmail.com

NHẬN XÉT VỀ BÀI VIẾT