Điều kiện bảo hộ đối với kiểu dáng công nghiệp

Mục lục bài viết

  1. 1. Kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
  2. 2. Các sản phẩm không được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp


Thị trường cạnh tranh diễn ra khốc liệt, điều này buộc họ phải cải tiến sản phẩm của mình để có thể thu hút khách hàng, cạnh tranh được với các đối thủ tiềm năng. Để tránh nhầm lẫn với các kiểu dáng công nghiệp khác, nhà sản xuất phải đảm bảo kiểu dáng công nghiệp của sản phẩm của mình phải được bảo hộ. Hãy cùng Luật Gia Phát tìm hiểu về điều kiện bảo hộ đối với kiểu dáng công nghiệp.

Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm, được thể hiện bằng đường nét, hình khối, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố đó, có tính mới đối với thế giới và dùng làm mẫu để chế tạo sản phẩm công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.

 

Bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

1. Kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

- Có tính mới

Kiểu dáng công nghiệp phải khác biệt đáng kể với các kiểu dáng đã công khai dưới bất kỳ hình thức nào ở cả trong và ngoài nước trước ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được hưởng quyền ưu tiên. Tính mới của kiểu dáng công nghiệp được đánh giá như sau:

+ Không tìm thấy đối chứng trong nguồn thông tin tối thiểu bắt buộc.

+ Kiểu dáng cần đăng ký có ít nhất một đặc điểm tạo dáng cơ bản không thuộc tập hợp các đặc điểm cơ bản của đối chứng.

+ Đối chứng chưa được công nhận hoàn toàn tính công khai do các lý do được pháp luật quy định.

Kiểu dáng công nghiệp không bị coi là mất tính mới trong các trường hợp dưới đây với điều kiện đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được lập trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày công bố:

+ Kiểu dáng công nghiệp bị người khác công bố nhưng không được phép của người có quyền đăng ký

+ Kiểu dáng công nghiệp được người có quyền đăng ký công bố dưới dạng báo cáo khoa học.

+ Kiểu dáng công nghiệp được người có quyền đăng ký trưng bày tại cuộc triển lãm quốc gia của Việt Nam hoặc tại cuộc triển lãm quốc tế chính thức hoặc được thừa nhận là chính thức.

- Có tính sáng tạo

Tính sáng tạo của kiểu dáng công nghiệp đánh giá mức độ tư duy, công sức của nhà sản xuất so với các nhà sản xuất sản phẩm cùng loại khác. Theo đó, nếu chỉ dựa vào các đặc điểm của sản phẩm đã công bố trước và tìm cách mô phỏng, biến đổi đơn giản, sao chép thì kiểu dáng đó được coi là không đảm bảo tính sáng tạo.

Kiểu dáng công nghiệp có đặc điểm tạo dáng cơ bản và không cơ bản. Cả tính mới và tính sáng tạo của kiểu dáng công nghiệp đều được đánh giá dựa trên sự so sánh các đặc điểm tạo dáng cơ bản.

- Có khả năng áp dụng công nghiệp

Khả năng áp dụng đánh giá mức độ có thể chế tạo của kiểu dáng công nghiệp. Nếu một người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng có thể dùng kiểu dáng công nghiệp đó làm mẫu để chế tạo bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp sản phẩm có hình dáng bên ngoài trùng khớp thì kiểu dáng đó được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp.

Tất cả các yếu tố nêu trên đều được Cục sở hữu trí tuệ đánh giá trong quá trình thẩm định đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp. Vì vậy, việc tra cứu các điều kiện về kiểu dáng công nghiệp trước khi đăng ký là rất cần thiết.

2. Các sản phẩm không được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp

- Hình dáng bên ngoài của sản phẩm do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc phải có

- Hình dáng bên ngoài của công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp, bởi đây là những lĩnh vực có tính ứng dụng phổ biến cao, nếu như độc quyền sở hữu trí tuệ về hình dáng sẽ không đảm bảo được tính ứng dụng phổ biến, phục vụ tối đa cho nhu cầu sử dụng và lợi ích của con người, trong thực tế việc kiến trúc nhà thường có những điểm giống nhau, không thể bảo hộ quyền sở hữu kiểu dáng công nghiệp đối với các lĩnh vực này vì không thể nói là tôi thiết kế xây dựng cái bể chứa nước này, tôi được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, tôi cấm anh không được làm theo. Chỉ những bản vẽ, thiết kế mới được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ còn hình dáng bên ngoài thì không.

- Hình dáng của sản phẩm không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng sản phẩm, do đó, để được bảo hộ thì hình dáng của nó phải hữu hình, có thể là biểu hiện ngay hoặc biểu hiện trong quá trình sử dụng bởi hình dáng nhìn thấy được mới xác định được kiểu dáng công nghiệp.

Để được cấp bằng độc quyền sở hữu công nghiệp đối với sản phẩm của mình, nhà sản xuất phải chú ý sản phẩm của mình có đảm bảo được các điều kiện để kiểu dáng công nghiệp của sản phẩm được bảo hộ hay không. Để được tư vấn cụ thể về điều kiện để kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ đối với sản phẩm của mình.

Hỗ trợ khách hàng sau dịch vụ.
Hotline (24/7): 098.1214.789 (Tư vấn miễn phí)
Email: ceo@luatgiaphat.vn

CÔNG TY LUẬT GIA PHÁT

Luật sư đầu tư nước ngoài:

098.1214.789

Luật sư Doanh Nghiệp:

0972.634.617

Luật sư sở hữu trí tuệ:

098.1214.789

Email: ceo@luatgiaphat.vn

Luật sư tư vấn giấy phép:

098.1214.789

Luật sư giải quyết tranh chấp:

098.1214.789

Luật sư tư vấn hợp đồng:

0972.634.617

Email: luatgiaphat@gmail.com

NHẬN XÉT VỀ BÀI VIẾT