Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. Từ giải thích này, có thể thấy sáng chế có vai trò rất quan trọng. Đối với cá nhân, tổ chức, sáng chế là tài sản có giá trị thương mại lớn. Còn đối với quốc gia, sáng chế là tiêu chỉ để đánh giá tiềm năng phát triển khoa học – công nghệ, kinh tế của quốc gia đó. Với vai trò hết sức to lớn này, pháp luật sở hữu trí tuệ của Việt Nam công nhận và bảo hộ sáng chế thông qua cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích. Tuy nhiên, không phải mọi sáng chế đều được công nhận và bảo hộ, mà chỉ những sáng chế thỏa mãn các điều kiện sau đây mới được cấp bằng độc quyền:
1. Điều kiện chung đối với sáng chế được bảo hộ
- Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng ba điều kiện sau đây:
+ Thứ nhất, sáng chế phải có tính mới.
Để đáp ứng được điều kiện này, sáng chế phải chưa bị bộc lộ công khai dưới bất kỳ hình thức nào ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc trước ngày ưu tiên trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên.
+ Thứ hai, sáng chế phải có trình độ sáng tạo.
Sáng chế được coi là có trình độ sáng tạo nếu căn cứ vào các giải pháp kỹ thuật đã được bộc lộ công khai dưới bất kỳ hình thức nào ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế, sáng chế đó là một bước tiến sáng tạo, không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng.
điều kiện bảo hộ đối với sáng chế
+ Thứ ba, sáng chế phải có khả năng áp dụng công nghiệp.
Sáng chế đáp ứng được điều kiện này nếu có thể thực hiện được việc chế tạo, sản xuất hàng loạt sản phẩm hoặc áp dụng lặp đi lặp lại quy trình là nội dung của sáng chế và thu được kết quả ổn định.
- Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu không phải là hiểu biết thông thường và đáp ứng hai điều kiện sau:
Thứ nhất, sáng chế phải có tính mới.
Thứ hai, sáng chế phải có khả năng áp dụng công nghiệp.
2. Các đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế
Trường hợp nào cũng có ngoại lệ, một số loại sáng chế dù đáp ứng đầy đủ các điều kiện được cấp bằng bảo hộ thì vẫn không đủ điều kiện được cấp bằng. Pháp luật Sở hữu trí tuệ quy định các đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế bao gồm:
+ Phát minh, lý thuyết khoa học, phương pháp toán học;
+ Sơ đồ, kế hoạch, quy tắc và phương pháp để thực hiện các hoạt động trí óc, huấn luyện vật nuôi, thực hiện trò chơi, kinh doanh; chương trình máy tính;
+ Cách thức thể hiện thông tin;
+ Giải pháp chỉ mang đặc tính thẩm mỹ;
+ Giống thực vật, giống động vật;
+ Quy trình sản xuất thực vật, động vật chủ yếu mang bản chất sinh học mà không phải là quy trình vi sinh;
+ Phương pháp phòng ngừa, chẩn đoán và chữa bệnh cho người và động vật.
Vai trò càng quan trọng thì càng nhiều quy định điều chỉnh. Để có thể hiểu và vận dụng quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ nói chung và bảo hộ sáng chế nói riêng, khách hàng có thể liên hệ với Luật Gia Phát bất cứ khi nào.
- Hỗ trợ khách hàng sau dịch vụ.
Hotline (24/7): 098.1214.789 (Tư vấn miễn phí)
Email: ceo@luatgiaphat.vn