Khái niệm nhượng quyền thương mại là gì? Thủ tục nhượng quyền thương mại trong nước?

Theo quy định của pháp luật hiện hành, nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, kinh doanh, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:

Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;

Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.

Vậy, thủ tục nhượng quyền thương mại trong nước được thực hiện như thế nào?

Bước 1: Xác định đối tượng nhượng quyền thương mại. Theo quy định của pháp luật hiện hành, có những đối tượng dưới đây là đối tượng thực hiện nhượng quyền thương mại. Đó là:

Nếu đối tượng là Công ty nước ngoài (hay còn gọi là thương nhân nước ngoài) (là tổ chức/công ty/ thương nhân hoặc các chủ thể khác được thành lập và được phép kinh doanh theo quy định của nước nơi có trụ sở chính) thì bắt buộc phải thực thiện thủ tục đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại 

Nếu đối tượng là Hộ kinh doanh/ doanh nghiệp Việt Nam đã nhận nhượng quyền từ Công ty nước ngoài (hay còn gọi là thương nhân nước ngoài) nay muốn nhượng quyền thương mại lại cho bên thứ cấp thì phải thực thiện thủ tục đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại.

Nếu đối tượng là Hộ kinh doanh/ doanh nghiệp Việt Nam nay muốn nhượng quyền thương mại của mình cho các tổ chức khác thì chỉ cần thực thiện thủ tục thông báo

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại. Hồ sơ gồm:

1, Đơn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại

Bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại;

Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu các giấy tờ sau:

2, Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy Chứng nhận đầu tư trong trường hợp nhượng quyền thương mại từ Việt Nam ra nước ngoài;

3, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập xác nhận trong trường hợp nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam;

4, Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam hoặc tại nước ngoài trong trường hợp có chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp đã được cấp văn bằng bảo hộ;

5, Giấy tờ chứng minh sự chấp thuận về việc cho phép nhượng quyền lại của bên nhượng quyền ban đầu trong trường hợp thương nhân đăng ký hoạt động nhượng quyền là bên nhượng quyền thứ cấp.

Đối với các giấy tờ, tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được chứng thực, dịch ra tiếng Việt và hợp pháp hóa lãnh sự.

Bước 3: Thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định:

Đối với các trường hợp đăng ký nêu trên, Quý khách có thể thực hiện theo quy định tại Mục 3 của Nghị định hướng dẫn

Đối với các trường hợp thông báo, Quý khách có thể thực hiện theo các mẫu báo cáo niêm yết tại website Sở Công Thương các tỉnh.
- Hỗ trợ khách hàng sau dịch vụ.
Hotline (24/7): 098.1214.789 (Tư vấn miễn phí)
Email: ceo@luatgiaphat.vn

CÔNG TY LUẬT GIA PHÁT

Luật sư đầu tư nước ngoài:

098.1214.789

Luật sư Doanh Nghiệp:

0972.634.617

Luật sư sở hữu trí tuệ:

098.1214.789

Email: ceo@luatgiaphat.vn

Luật sư tư vấn giấy phép:

098.1214.789

Luật sư giải quyết tranh chấp:

098.1214.789

Luật sư tư vấn hợp đồng:

0972.634.617

Email: luatgiaphat@gmail.com

NHẬN XÉT VỀ BÀI VIẾT