Gia hạn giấy chứng nhận mã số mã vạch là một thủ tục quan trọng trong lĩnh vực quản lý sản phẩm và logistics. Đây là quá trình cần thiết để duy trì tính hợp pháp của sản phẩm trên thị trường và đảm bảo sự liên tục trong quá trình sản xuất và phân phối. Trong bài viết này, Luật Gia Phát sẽ hướng dẫn chi tiết về các bước cần thực hiện để gia hạn giấy chứng nhận mã số mã vạch, đồng thời cung cấp thông tin quan trọng về quy định và tiêu chuẩn áp dụng. Điều này giúp doanh nghiệp duy trì tính cạnh tranh và tuân thủ các quy định về mã số mã vạch hiện hành.
- Nghi định 119/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hàn chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
- Thông tư số 232/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cấp mã số mã vạch.
Gia hạn mã số mã vạch (MSMV) hay còn gọi là duy trì sử dụng MSMV. Sau khi đăng ký MSMV và được cấp giấy chứng nhận, doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện thủ tục gia hạn, nộp phí duy trì sử dụng MSMV sản phẩm của mình. Thủ tục này được thực hiện hàng năm, trong suốt thời gian sử dụng MSMV. Nếu doanh nghiệp không có nhu cầu sử dụng cần thông báo lại cho Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (GS1 Việt Nam) để tránh phát sinh chi phí gia hạn MSMV.
Giấy chứng nận MSMV có hiệu lực 3 năm kể từ ngày được cấp.
Thực hiện thủ tục gia hạn MSMV theo đúng quy định là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp được tiếp tục sử dụng MSMV đã đăng ký. Bên cạnh đó, nó còn giúp doanh nghiệp loại trừ những rủi ro sau:
- Mất uy tín trước khách hàng
Hiện nay, đối với những doanh nghiệp chưa thực hiện nghĩa vụ đóng phí duy trì gia hạn MSMV sản phẩm, trên hệ thống quét mã vạch GS1 sẽ hiển thị thông tin nợ phí của doanh nghiệp. Do vậy, khi khách hàng quét thông tin sản phẩm sẽ biết được tình trạng nợ phí của doanh nghiệp, sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp.
- Bị xử phạt hành chính
Đối với hành vi của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hoá không tuân thủ thực hiện gia hạn MSMV mà vẫn sử dụng MSMV đó cho sản phẩm hàng hoá, mức xử phạt được quy định cụ thể tại Khoản 1 Điều 12 Nghị định 119/ 2017/NĐ-CP. Theo đó, doanh nghiệp có thể bị phạt tiền từ 2.000.000. đến 5.000.000 đồng.
Thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận không quá 03 năm kể từ ngày cấp và trong 3 năm này doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục gia hạn mã vạch. Gia hạn mã vạch hay còn gọi là nộp phí duy trì sử dụng MSMV hàng năm. Mức phí này được quy định cụ thể tại Thông tư số 232/2016/TT-BTC, quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí duy trì sử dụng MSMV của các loại mã doanh nghiệp, mã địa điểm toàn cầu GLN, mã EAN-8:
STT |
Phân loại phí |
Mức thu (đồng/năm) |
1 |
Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 |
|
1.1 |
Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 10 số (tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 100 số vật phẩm) |
500.000 |
1.2 |
Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 9 số (tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 1.000 số vật phẩm) |
800.000 |
1.3 |
Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 8 số (tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 10.000 số vật phẩm) |
1.500.000 |
1.4 |
Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 7 số (tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 100.000 số vật phẩm) |
2.000.000 |
2 |
Sử dụng mã địa điểm toàn cầu (GLN) |
200.000 |
3 |
Sử dụng mã số thương phẩm toàn cầu 8 chữ số EAN-8 (GTIN-8) |
200.000 |
Thông tư 232/2016/TT-BTC cũng có các lưu ý sau:
– Trường hợp tổ chức, cá nhân được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng MSMV sau ngày 30 tháng 6 sẽ nộp 50% (năm mươi phần trăm) mức phí duy trì tương ứng với từng loại MSMV theo quy định;
– Khi nộp hồ sơ đăng ký sử dụng MSMV theo quy định của pháp luật tổ chức, cá nhân có trách nhiệm nộp phí cấp và hướng dẫn sử dụng MSMV theo quy định;
– Khi nhận được giấy chứng nhận về việc sử dụng MSMV tổ chức, cá nhân có trách nhiệm nộp phí duy trì sử dụng MSMV cho năm đầu tiên theo quy định tại Khoản 3 về mức thu phí duy trì sử dụng MSMV hàng năm (năm được cấp MSMV); các năm tiếp theo, thời hạn nộp phí chậm nhất là ngày 30 tháng 6 hàng năm.
- Khi đăng ký mã số mã vạch lần đầu: Cần nộp luôn phí duy trì cho năm đầu tiên
- Các năm tiếp theo: Thời hạn nộp phí gia hạn mã số mã vạch chậm nhất là ngày 30 tháng 6 hàng năm.
Khi Giấy chứng nhận MSMV hết hạn, doanh nghiệp cần thực hiện các bước sau dể xin gia hạn Giấy chứng nhận MSMV:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
STT |
Tên giấy tờ |
Ghi chú |
1 |
Công văn xin gia hạn Giấy chứng nhận quyền sử dụng MSMV |
Bắt buộc 1 bản (ký tên, đóng dấu) |
2 |
Bản đăng ký sử dụng MSMV |
Bắt buộc 1 bản (ký tên, đóng dấu) |
3 |
Bản đăng ký danh mục sản phẩm sử dụng mã địa điểm toàn cầu GTIN |
Bắt buộc (đối với các doanh nghiệp sử dụng mã GTIN) |
4 |
Giấy phép kinh doanh |
Bắt buộc 1 bản (sao y chứng thực còn hạn trong 6 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ) |
5 |
Giấy chứng nhận quyền sử dụng MSMV |
Bắt buộc (hoặc nếu đã làm thất lạc thì ghi rõ trong công văn) Bản gốc |
6 |
Giấy ủy quyền hoặc quyết đinh bổ nhiệm nười ký hồ sơ |
Không bắt buộc (Chỉ khi người ký hồ sơ không phải người đại diện theo pháp luật của Doanh nghiệp) |
Bước 2: Đóng phí
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ gia hạn Giấy chứng nhận MSMV hết hạn, Doanh nghiệp tiền hàn nộp phí cho thủ tục gia hạn và các khoản phí có liên quan nếu đang nợ phí.
Bước 3: Nộp hồ sơ
Doanh nghiệp nộp toàn bộ hồ sơ đã chuẩn bị kèm Ủy nhiệm chi đã đóng phí cho Trung tâm Mã số mã vạch.
Bước 4: Theo dõi quá trình sử lý hồ sơ và nhận kết quả
Sau khi đã nộp hồ sơ gia hạn Giấy cứng nhận MSMV, doanh nghiệp phải theo dõi tiến độ xử lý hồ sơ và làm việc liên tục với Trung tâm Mã số mã vạch để được tiếp nhận tình trạng hồ sơ một cách nhanh chóng.
Sẽ có 2 tình trạng hồ sơ mà doanh nghiệp sẽ nhận được như sau:
- Nếu hồ sơ hợp lệ: Giấy chứng nhận MSMV đã được gia hạn hiệu lực
- Nếu hồ sơ chưa hợp lệ: Nhận thông báo sửa đổi, bổ sung hồ sơ. Doanh nghiệp tiếp tục chỉnh sửa, bổ sung theo các yêu cầu ghi trong thông báo, sau đó nộp lại hồ sơ và chờ kết quả.
Để được tư vấn mọi vấn đề pháp lý liên quan, vui lòng liên hệ:
Hotline: 098.1214.789
Email: ceo@luatgiaphat.vn
Website: luatgiaphat.com/luatgiaphat.vn