Thủ tục cấp giấy phép tổ chức họp báo

Mục lục bài viết

  1. II. Trình tự, thủ tục xin giấy phép họp báo:
  2. III. Hồ sơ xin giấy phép họp báo gồm:
  3. IV. Dịch vụ thực hiện thủ tục xin giấy phép họp báo của Luật Gia Phát

Tổ chức họp báo là một trong những hoạt động truyền thông – quảng bá quan trọng, luôn xuất hiện trong các chiến dịch PR – quảng cáo nhằm đánh bóng thương hiệu của mình. Các Công ty, Doanh nghiệp đều mong muốn thông qua họp báo, công chúng sẽ biết đến mình nhiều hơn, đồng thời củng cố, tạo niềm tin với đối tác và người tiêu dùng. Bên cạnh đó, việc tổ chức họp báo nhằm mục đích đưa thông tin về Công ty, Doanh nghiệp ra thị trường tạo điều kiện và cơ hội để họ có thể mời gọi đầu tư, hợp tác.

I.Căn cứ pháp lý:

Luật Báo chí; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Báo chí.
Nghị định 51/2002/NĐ – CP ngày 26/4/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Báo chí, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Báo chí.
Nghị định 67/ CP ngày 31/10/1996 của Chính Phủ ban hành Quy chế hoạt động thông tin, báo chí của phóng viên nước ngoài, các cơ quan, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam.
Thông tư liên bộ số 84/TTLB – VHTT – NG ngày 31/12/1996 của Bộ Văn hóa – Thông tin – Ngoại giao hướng dẫn thi hành Quy chế quản lý hoạt động thông tin báo chí của phóng viên nước ngoài, các cơ quan, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam.


II. Trình tự, thủ tục xin giấy phép họp báo:

Tổ chức, công dân muốn họp báo phải báo trước bằng văn bản chậm nhất là 24 (hai mươi tư) tiếng đồng hồ tước khi họp báo cho cơ quan quản lý nhà nước về báo chí:

Tổ chức ở Trung ương thông báo cho Bộ Văn hóa – Thông tin (Cục báo chí)
Tổ chức, công dân ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thông báo cho ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Sở Văn hóa – Thông tin)
Nội dung họp báo phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và mục đích của tổ chức đó. Việc họp báo chỉ được tổ chức khi cơ quan quản lý nhà nước về báo chí đồng ý bằng văn bản trong thời gian chậm nhất là 6 tiếng đồng hồ trước khi họp báo.

Đối với họp báo trong nước: Tổ chức, công dân ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có văn bản gửi Sở Thông tin và Truyền thông.

Đối với cơ quan đại diện nước ngoài có trụ sở ở các địa phương ngoài Hà Nội khi họp báo có mời công dân Việt Nam tham dự thì thông báo bằng văn bản cho Sở Thông tin và Truyền thông; đồng thời thông báo cho Sở Ngoại vụ.

Đối với cơ quan nước ngoài và cá nhân người nước ngoài họp báo ở địa phận nào thì đăng ký bằng văn bản với Sở Thông tin và Truyền thông chậm nhất trước 48 giờ.

III. Hồ sơ xin giấy phép họp báo gồm:

Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận thành lập
Văn bản của cơ quan, tổ chức, cá nhân xin họp báo ghi rõ:
Ngày, giờ họp báo; nội dung họp báo
Địa điểm;
Thành phần tham dự;
Người chủ trì, chức danh của người chủ trì;
Các chi tiết khác có liên quan: trưng bày tài liệu, hiện vật…


IV. Dịch vụ thực hiện thủ tục xin giấy phép họp báo của Luật Gia Phát

Tư vấn cho khách hàng về những vấn đề pháp lý liên quan đến thủ tục xin giấy phép họp báo.
Kiểm tra nội dung họp báo có phù hợp theo quy định của pháp luật hay không
Thay mặt khách hàng chuẩn bị, soạn thảo hồ sơ xin giấy phép họp báo và gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Nhận thông báo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và gửi lại cho Quý khách hàng.
Giải đáp thắc mắc, hỗ trợ Quý khách hàng sau dịch vụ.

Mọi chi tiết xem thêm tại:
Hotline (24/7): 098.1214.789 (Tư vấn miễn phí)
Email: ceo@luatgiaphat.vn

CÔNG TY LUẬT GIA PHÁT

Luật sư đầu tư nước ngoài:

098.1214.789

Luật sư Doanh Nghiệp:

0972.634.617

Luật sư sở hữu trí tuệ:

098.1214.789

Email: ceo@luatgiaphat.vn

Luật sư tư vấn giấy phép:

098.1214.789

Luật sư giải quyết tranh chấp:

098.1214.789

Luật sư tư vấn hợp đồng:

0972.634.617

Email: luatgiaphat@gmail.com

NHẬN XÉT VỀ BÀI VIẾT