Trong nền kinh tế hiện đại, đầu tư đã trở thành một tấm bản đồ đưa các doanh nghiệp và cá nhân đến với cơ hội và thị trường toàn cầu. Và trong bức tranh đa dạng của các hình thức đầu tư, khái niệm "đầu tư gián tiếp ra nước ngoài" đã mở ra không gian kết nối với thị trường quốc tế một cách linh hoạt và hiệu quả. Việc đầu tư gián tiếp ra nước ngoài không chỉ mở rộng phạm vi hoạt động của các doanh nghiệp, mà còn mang lại khả năng tham gia vào môi trường kinh doanh quốc tế với sự tối ưu hóa rủi ro và tận dụng kiến thức chuyên môn của các định chế tài chính. Điều này giúp tạo ra sự đa dạng hóa trong việc đầu tư, thúc đẩy sự phát triển bền vững và góp phần xây dựng hình ảnh tích cực của quốc gia trên sân chơi kinh doanh toàn cầu.
Cùng Luật Gia Phát tìm hiểu thông tin về cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gián tiếp ra nước ngoài trong nội dung bài viết dưới đây:
Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 135/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định về đầu tư gián tiếp ra nước ngoài: “Đầu tư gián tiếp ra nước ngoài là hoạt động đầu tư ra nước ngoài dưới hình thức mua, bán chứng khoán, các giấy tờ có giá khác hoặc đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian khác ở nước ngoài”.
Hoạt động đầu tư gián tiếp ra nước ngoài của tổ chức kinh tế được thực hiện theo hai phương thức sau:
- Tự doanh đầu tư gián tiếp ra nước ngoài.
- Ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài.
Tổ chức tự doanh, tổ chức nhận ủy thác được đầu tư gián tiếp ở nước ngoài hai hình thức sau:
- Trực tiếp mua, bán chứng khoán, các giấy tờ có giá khác ở nước ngoài.
- Đầu tư thông qua việc mua, bán chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán ở nước ngoài, ủy thác đầu tư cho các định chế tài chính trung gian khác ở nước ngoài.
Tổ chức tự doanh, tổ chức nhận ủy thác được đầu tư gián tiếp ra nước ngoài qua các công cụ đầu tư sau đây:
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định cụ thể về loại, tiêu chí lựa chọn công cụ đầu tư ở nước ngoài trong từng thời kỳ.
- Nhà đầu tư chỉ được đầu tư gián tiếp ra nước ngoài vào các công cụ đầu tư do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định.
- Tổ chức tự doanh, tổ chức nhận ủy thác là ngân hàng thương mại, công ty tài chính tổng hợp chỉ được tự doanh đầu tư, nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài vào công cụ đầu tư là trái phiếu, các công cụ trên thị trường tiền tệ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định.
- Có lãi trong 05 năm liên tục liền trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gián tiếp ra nước ngoài được thể hiện trên báo cáo tài chính đã được kiểm toán và không có ý kiến ngoại trừ trọng yếu theo quy định của Bộ Tài chính. Báo cáo tài chính phải được kiểm toán bởi các tổ chức kiểm toán độc lập được Bộ Tài chính chấp thuận và công bố theo quy định về kiểm toán độc lập đối với đơn vị có lợi ích công chúng;
- Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính với Nhà nước, không có nợ thuế đối với ngân sách nhà nước;
- Có quy trình nội bộ, cơ chế kiểm soát, kiểm toán nội bộ, nhận dạng và quản trị rủi ro liên quan đến hoạt động tự doanh đầu tư gián tiếp ra nước ngoài;
- Tuân thủ quy định hiện hành của pháp luật chuyên ngành về vốn, các chỉ tiêu an toàn tài chính, giới hạn đầu tư của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm;
- Có cơ sở vật chất, kỹ thuật và nhân sự để đảm bảo thực hiện tự doanh đầu tư gián tiếp ra nước ngoài theo quy định của pháp luật;
- Tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng vốn nhà nước (đối với doanh nghiệp bảo hiểm có sở hữu vốn nhà nước).
- Giấy đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gián tiếp ra nước ngoài;
- Văn bản chấp thuận của cấp có thẩm quyền theo quy định tại Điều lệ của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm thông qua việc doanh nghiệp thực hiện hoạt động đầu tư gián tiếp ra nước ngoài;
- Phương án đầu tư gián tiếp ra nước ngoài, bao gồm nội dung về quốc gia dự kiến đầu tư, mức vốn dự kiến đầu tư, nguồn vốn đầu tư, tài sản dự kiến đầu tư, hiệu quả đầu tư dự kiến và các thông tin khác;
- Văn bản của cơ quan thuế xác nhận đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính với Nhà nước Việt Nam, không còn nợ thuế với ngân sách nhà nước tính tới thời điểm nộp hồ sơ;
- Quy trình nội bộ về đầu tư gián tiếp ra nước ngoài, bao gồm nội dung về cơ chế kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ, nhận dạng và quản trị rủi ro liên quan đến hoạt động tự doanh đầu tư gián tiếp ra nước ngoài;
- Bản thuyết minh cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho hoạt động đầu tư gián tiếp ra nước ngoài;
- Bản sao chứng chỉ quốc tế CFA (Chartered Financial Analyst), hợp đồng lao động, chứng chỉ hành nghề phân tích tài chính hoặc chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ của tối thiểu một (01) cán bộ trực tiếp tham gia thực hiện hoạt động đầu tư của doanh nghiệp;
- Báo cáo về việc tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng vốn nhà nước (đối với doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm có sở hữu vốn nhà nước theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp) trong năm liền trước năm nộp hồ sơ.
- Bước 1: Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe, doanh nghiệp tái bảo hiểm, nộp đơn và hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gián tiếp ra nước ngoài
- Bước 2: Bộ Tài chính (Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm) xem xét, thẩm định hồ sơ và có văn bản yêu cầu doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu có)
- Bước 3: Doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu có)
- Bước 4: Bộ Tài chính xem xét, thẩm định hồ sơ và có văn bản trả lời.
Trên đây là nội dung về thủ tục xin Cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gián tiếp ra nước ngoài. Công ty Luật Gia Phát luôn giải đáp kịp thời những khúc mắc và mang tới cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất.
Để được tư vấn mọi vấn đề pháp lý liên quan, vui lòng liên hệ:
Hotline: 098.1214.789
Email: ceo@luatgiaphat.vn
Website: luatgiaphat.com/luatgiaphat.vn