Xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu tại Việt Nam

Mục lục bài viết

  1. 1. Thế nào là các hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu?
  2. 2. Có những biện pháp nào xử lý các hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu?
  3. 3. Thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu
  4. 4. Các hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu bị xử lý như thế nào?

Hiện nay, hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu ngày càng nhiều và trở nên phức tạp, đa dạng. Xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu tại Việt Nam là một quá trình quan trọng để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của các cá nhân và tổ chức.

Cùng Luật Gia Phát tìm hiểu thông tin về xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu tại Việt Nam trong nội dung bài viết dưới đây:

1. Thế nào là các hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022 của nước CHXHCN Việt Nam, những hành vi sau đây được thực hiện mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu thì bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu:

+ Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng với hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó;

+ Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;

+ Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;

+ Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hoá, dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hoá, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.

2. Có những biện pháp nào xử lý các hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu?

Theo khoản 1 Điều 199 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022 của nước CHXHCN Việt Nam quy định về biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ: “Tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân khác thì tùy theo tính chất, mức độ xâm phạm, có thể bị xử lý dân sự, hành chính hoặc hình sự”. Ngoài ra, trong trường hợp cần thiết, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ, biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Như vậy, tùy theo tính chất, mức độ xâm phạm có 3 biện pháp xử lý vi phạm: dân sự, hành chính hoặc hình sự.

3. Thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu

Căn cứ vào Điều 200 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022 của nước CHXHCN Việt Nam, các cơ quan sau đây có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu:

+ Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, các cơ quan Toà án, Thanh tra, Quản lý thị trường, Hải quan, Công an, Uỷ ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

+ Việc áp dụng biện pháp dân sự, hình sự thuộc thẩm quyền của Toà án. Trong trường hợp cần thiết, Tòa án có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật.

+ Việc áp dụng biện pháp hành chính thuộc thẩm quyền của các cơ quan Thanh tra, Công an, Quản lý thị trường, Hải quan, Uỷ ban nhân dân các cấp. Trong trường hợp cần thiết, các cơ quan này có thể áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.

+ Việc áp dụng biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ thuộc thẩm quyền của cơ quan hải quan.

4. Các hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu bị xử lý như thế nào?

Trách nhiệm hành chính

Mức phạt được quy định tại Nghị Định 99/2013/NĐ-CP. Mức phạt cao nhất với cá nhân là 250 triệu đồng, với pháp nhân là 500 triệu đồng. Bên cạnh đó còn phải áp dụng các biện pháp áp dụng khắc phục hậu quả.

Chi tiết về mức phạt đối với hành vi vi phạm quyền đối với nhãn hiệu đối với giá trị từng hàng hóa được quy định cụ thể tại điều 11 Nghị Định 99/2013/NĐ-CP.

Trách nhiệm dân sự

Điều 202 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022 của nước CHXHCN Việt Nam quy định để xử lý tổ chức cá nhân có hành vi xâm phạm QSHTT nói chung, tòa án có quyền áp dụng các biện pháp dân sự:

+ Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm;

+ Buộc xin lỗi, cải chính công khai;

+ Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự;

+ Buộc bồi thường thiệt hại;

+ Buộc tiêu hủy hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại, không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.

Trách nghiệm hình sự

Theo Điều 226 Bộ Luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp như sau:

Người nào cố ý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam mà đối tượng là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

Trên đây là nội dung về Xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu tại Việt Nam. Công ty Luật Gia Phát luôn giải đáp kịp thời những khúc mắc và mang tới cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất.

Để được tư vấn mọi vấn đề pháp lý liên quan, vui lòng liên hệ:

Hotline: 098.1214.789

Email: ceo@luatgiaphat.vn

Website: luatgiaphat.com/luatgiaphat.vn

 

CÔNG TY LUẬT GIA PHÁT

Luật sư đầu tư nước ngoài:

098.1214.789

Luật sư Doanh Nghiệp:

0972.634.617

Luật sư sở hữu trí tuệ:

098.1214.789

Email: ceo@luatgiaphat.vn

Luật sư tư vấn giấy phép:

098.1214.789

Luật sư giải quyết tranh chấp:

098.1214.789

Luật sư tư vấn hợp đồng:

0972.634.617

Email: luatgiaphat@gmail.com

NHẬN XÉT VỀ BÀI VIẾT