NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI ĐIỀN TỜ KHAI ĐĂNG KÝ BẢO HỘ NHÃN HIỆU

Mục lục bài viết

  1. 1. Căn cứ pháp lý
  2. 2. Tài liệu cần để thực hiện đăng ký nhãn hiệu
  3. 3. Những điều cần lưu ý khi điền tờ khai đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá dịch vụ của các tổ chức cá nhân khác nhau và có thể là tài sản có giá trị, do đó đăng ký nhãn hiệu là việc quan trọng cần làm và nên có sự chuẩn bị ngay từ ban đầu. Trong những tài liệu cần nộp để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, tờ khai đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là tài liệu phức tạp, cần nhiều sự chú ý nhất.

1. Căn cứ pháp lý

- Thông tư 01/2007/TT-BKHCN ngày 14 tháng 02 năm 2007của Bộ Khoa học và Công nghệ

- Thông tư số 16/2016/TT-BKHCN ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Khoa học và Công nghệ

- Hướng dẫn của Cục Sở Hữu Trí Tuệ

2. Tài liệu cần để thực hiện đăng ký nhãn hiệu

- 02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu, đánh máy theo mẫu quy định của Bộ khoa học và công nghệ.

- 05 Mẫu nhãn hiệu kèm theo.

- Chứng từ nộp phí, lệ phí.

- Một số tài liệu khác trong các trường hợp đặc biệt.

3. Những điều cần lưu ý khi điền tờ khai đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

- Tại ô số 1 trong tờ khai:

+ Phần “Mẫu nhãn hiệu”: đây là nơi dán mẫu nhãn hiệu, mẫu nhãn có kích thước không vượt quá 80x80mm. Mẫu nhãn hiệu phải được trình bày đúng màu sắc cần được bảo hộ, nếu không mẫu nhãn hiệu phải được trình bày dưới dạng đen trắng.

+ Phần “Mô tả nhãn hiệu”: Chỉ rõ những yếu tố cấu thành và ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu. Các từ ngữ không phải là tiếng Việt phải được phiên âm và dịch nghĩa ra tiếng Việt nếu có. Đây là phần quan trọng trong tờ khai, cần được mô tả chi tiết, chính xác.

- Tại ô số 2 trong tờ khai: Nhập đầy đủ, chính xác Tên và địa chỉ của tổ chức hay cá nhân nộp đơn theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

- Tại ô số 3 trong tờ khai:

+ Đánh dấu (x) vào ô thứ 1 nếu là Người đứng đầu của Tổ chức hoặc người giám hộ của người vị thành niên.

+ Đánh dấu (x) vào ô thứ 2 nếu là Tổ chức dịch vụ đại diện SHCN đủ điều kiện hành nghề có Giấy ủy quyền của Chủ đơn. 

+ Đánh dấu (x) vào ô thứ 3 nếu cá nhân được ủy quyền, người thuộc tổ chức được người đứng đầu tổ chức ủy quyền, người đứng đầu chi nhánh Văn phòng đại diện tại Việt Nam của Tổ chức nước ngoài.

+ Nhập đầy đủ, chính xác Tên và địa chỉ của Đại diện của chủ đơn.

- Tại ô số 4 trong tờ khai: Đánh dấu (x) vào ô phù hợp và điền thông tin theo yêu cầu; để trống nếu không có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên.

- Tại ô số 5 trong tờ khai: Ghi và tích đúng thông tin để làm căn cứ tính phí và lệ phí.

- Tại ô số 6 trong tờ khai: Đánh dấu (x) vào ô phù hợp.

- Tại ô số 7 trong tờ khai: Liệt kê hàng hóa và dịch vụ mang nhãn hiệu và cần được phân thành nhóm theo Bảng phân loại quốc tế về hàng hóa và dịch vụ theo Thỏa ước Nice, theo tuần tự nhóm có số thứ tự từ thấp đến cao, sử dụng dấu “;” giữa các sản phẩm, dịch vụ trong nhóm, kết thúc mỗi nhóm ghi tổng số sản phẩm/dịch vụ trong nhóm đó. Đây có thể nói là phần quan trọng nhất trong tờ khai đăng ký nhãn hiệu. Yêu cầu nhập đấy đủ, chính xác từng danh mục, phân loại hàng hóa, dịch vụ mà nhãn hiệu mang. Tránh việc thiếu sót hay thừa danh mục, ảnh hưởng đến việc đơn được chấp thuận hoặc chủ sở hữu sau này.

- Tại ô số 9: Chữ ký và ghi rõ họ tên của cá nhân lập tờ khai . Nếu cá nhân lập tờ khai là người thay mặt Tổ chức là chủ đơn thì phải ghi rõ chức vụ và có dấu xác nhận của Tổ chức đó.

Để được tư vấn mọi vấn đề pháp lý liên quan, vui lòng liên hệ:

Hotline: 098.1214.789

Email: ceo@luatgiaphat.vn

Website: luatgiaphat.com/luatgiaphat.vn

CÔNG TY LUẬT GIA PHÁT

Luật sư đầu tư nước ngoài:

098.1214.789

Luật sư Doanh Nghiệp:

0972.634.617

Luật sư sở hữu trí tuệ:

098.1214.789

Email: ceo@luatgiaphat.vn

Luật sư tư vấn giấy phép:

098.1214.789

Luật sư giải quyết tranh chấp:

098.1214.789

Luật sư tư vấn hợp đồng:

0972.634.617

Email: luatgiaphat@gmail.com

NHẬN XÉT VỀ BÀI VIẾT