Tư vấn xin cấp Giấy chứng nhận Cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Mục lục bài viết

  1. Các trường hợp bắt buộc phải xin giấy phép
  2. Về thẩm quyền cấp phép
  3. Thành phần Hồ sơ
  4. Trình tự xin cấp phép


Hoạt động sản xuất kinh doanh các sản phẩm thực phẩm ngày càng nở rộ và có xu hướng phát triển mạnh trong vài năm gần đây. Để đưa một cơ sở vào hoạt động, chủ cơ sở cần phải xây dựng, mua sắm trang thiết bị và quy trình vô cùng ngặt nghèo để đảm bảo tuân thủ đúng quy định của pháp luật. Nắm bắt được nhưng khó khăn này, Luật Gia Phát xin cung cấp các quy định về việc xin cấp Giấy chứng nhận Cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm tới Quý khách hàng.

* Cơ sở pháp lý:

- Luật vệ sinh an toàn thực phẩm 2010;

- Nghị định 15/2018/NĐ-CP;

- Nghị định 115/2018/NĐ-CP;

Các trường hợp bắt buộc phải xin giấy phép

Ngoại trừ các trường hợp dưới đây, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đều phải xin cấp Giấy chứng nhận Cơ sở đủ điều kiện An toàn vệ sinh thực phẩm:

- Sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ, không có địa điểm cố định, kinh doanh nhỏ lẻ, trên đường phố hoặc các sản phẩm đóng gói sẵn.

- Kinh doanh, sản xuất bao bì, dụng cụ chứa đựng thực phẩm

- Các Nhà hàng trong khách sạn hoặc các bếp ăn tập thể không đăng ký kinh doanh

- Cơ sở đã có giấy chứng nhận: GMP, HACCP, ISO 22000, IFS, BRC, FSSC 22000 còn hiệu lực hoặc các giấy tờ khác tương đương.

Về thẩm quyền cấp phép

Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận Cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm tùy thuộc vào từng lĩnh vực. Đối với an toàn thực phẩm có thể chia thành 3 lĩnh vực chính: Y tế, Nông nghiệp, Công thương…

Tùy từng lĩnh vực, mô hình kinh doanh và địa bàn, Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận sẽ có sự khác biệt. Do vậy, để được tư vấn chính xác nhất, Luật Gia Phát đã xây dựng một đội ngũ chuyên đảm nhận việc thẩm định cơ sở, soạn thảo, tư vấn cho khách hàng các quy định mới, chính xác nhất về việc xin Giấy chứng nhận Cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Thành phần Hồ sơ

- Đơn xin xác nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;

- Bản thuyết minh về trang thiết bị, dụng cụ, điều kiện cơ sở;

- Bản sao công chứng Giấy đăng ký kinh doanh;

- Giấy khám sức khỏe của cơ quan y tế có thẩm quyền xác nhận đủ điều kiện sức khỏe tham gia quá trình sản xuất;

- Giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm đối với chủ cơ sở và người lao động trực tiếp sản xuất.

Trình tự xin cấp phép

Chủ cơ sở nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm tại cổng dịch vụ công quốc gia (nộp hồ sơ bản mềm đã ký đóng dấu)

Bản cứng của Hồ sơ được nộp tại bộ phận một cửa sau khi hồ sơ trực tuyến được tiếp nhận và xử lý, đồng thời, quý khách hàng phải nộp lệ phí nhà nước cho bộ hồ sơ của mình.

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành kiểm tra, đánh giá xếp loại cơ sở. Trường hợp cơ sở đủ điều kiện sẽ cấp Giấy phép an toàn thực phẩm. Trường hợp không đủ điều kiện sẽ từ chối cấp và có văn bản nêu rõ lý do.

Phần lớn khách hàng tìm tới Luật Gia Phát đều loay hoay trong quá trình xây dựng quy trình và mua sắm các trang thiết bị để phục vụ sản xuất cũng như đáp ứng yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực An toàn thực phẩm, Luật Gia Phát sẵn sàng hỗ trợ, tư vấn cho Quý khách hàng các điều kiện, thay mặt quý khách hàng soạn thảo hồ sơ và làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Sự hài lòng của Quý khách hàng chính là phương châm hoạt động của chúng tôi.
Mọi chi tiết xem thêm tại:
Hotline (24/7): 098.1214.789 (Tư vấn miễn phí)
Email: ceo@luatgiaphat.vn

CÔNG TY LUẬT GIA PHÁT

Luật sư đầu tư nước ngoài:

098.1214.789

Luật sư Doanh Nghiệp:

0972.634.617

Luật sư sở hữu trí tuệ:

098.1214.789

Email: ceo@luatgiaphat.vn

Luật sư tư vấn giấy phép:

098.1214.789

Luật sư giải quyết tranh chấp:

098.1214.789

Luật sư tư vấn hợp đồng:

0972.634.617

Email: luatgiaphat@gmail.com

NHẬN XÉT VỀ BÀI VIẾT