Thủ tục điều chỉnh Giấy phép kinh doanh cho doanh nghiệp FDI

Mục lục bài viết

  1. 1. Các trường hợp phải thực hiện điều chỉnh Giấy phép kinh doanh
  2. 2. Hồ sơ điều chỉnh Giấy phép kinh doanh
  3. 3. Trình tự thực hiện
  4. 4. Số lượng hồ sơ

Doanh nghiệp FDI phải có Giấy phép kinh doanh để thực hiện một số hoạt động mua bán hàng hóa nhất định tại Việt Nam. Trong quá trình hoạt động, nếu có các thay đổi thông tin trên Giấy phép kinh doanh, như thay đổi về loại hình kinh doanh, địa chỉ, người đại diện, hoặc mục đích kinh doanh, doanh nghiệp này sẽ cần phải thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy phép kinh doanh để đảm bảo tuân thủ pháp luật và các quy định của cơ quan quản lý.  

1. Các trường hợp phải thực hiện điều chỉnh Giấy phép kinh doanh

Theo quy định tại Điều 11 và Điều 14 Nghị định 09/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết Luật thương mại và Luật Quản lý ngoại thương về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế FDI tại Việt Nam, Giấy phép kinh doanh phải thực hiện điều chỉnh khi có thay đổi một trong các nội dung sau:

a) Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính và người đại diện theo pháp luật;

b) Chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông sáng lập;

c) Hàng hóa phân phối;

d) Các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa;

đ) Các nội dung khác.

2. Hồ sơ điều chỉnh Giấy phép kinh doanh

- Trường hợp thay đổi tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính và người đại diện theo pháp luật trừ trường hợp chuyển địa điểm trụ sở chính:

+ Đơn đề nghị điều chỉnh Giấy phép kinh doanh;

+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ghi nhận nội dung điều chỉnh.

- Trường hợp thay đổi chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông sáng lập; Hàng hóa phân phối; Các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa; Các nội dung khác:

+ Đơn đề nghị điều chỉnh Giấy phép kinh doanh;

+ Bản giải trình ghi các nội dung sau:

  1. Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh;
  2. Kế hoạch kinh doanh: mô tả nội dung, phương thức thực hiện hoạt động kinh doanh; trình bày kế hoạch kinh doanh và phát triển thị trường; nhu cầu về lao động; đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của kế hoạch kinh doanh;
  3. Kế hoạch tài chính: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trên cơ sở báo cáo tài chính đã được kiểm toán của năm gần nhất trong trường hợp đã thành lập ở Việt Nam từ 01 năm trở lên; giải trình về vốn, nguồn vốn và phương án huy động vốn; kèm theo tài liệu về tài chính;
  4. Tình hình kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa; tình hình tài chính của tổ chức kinh tế FDI tính tới thời điểm đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh, trong trường hợp cấp Giấy phép kinh doanh quy định tại khoản 6 Điều 5 Nghị định 09/2018/NĐ-CP.

+ Tài liệu của cơ quan thuế chứng minh không còn nợ thuế quá hạn;

+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa (nếu có).

3. Trình tự thực hiện

Bước 1: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ Sở Công Thương nơi tổ chức kinh tế FDI đặt trụ sở chính có trách nhiệm xem xét việc đáp ứng điều kiện.

Bước 2: Trường hợp không cấp Giấy phép kinh doanh, Sở Công Thương phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do. Trường hợp đáp ứng điều kiện, Sở Công Thương gửi hồ sơ kèm văn bản lấy ý kiến Bộ Công Thương.

Bước 3: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công Thương xem xét các nội dung để có văn bản chấp thuận cấp Giấy phép kinh doanh; trường hợp từ chối phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Bước 4: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận của Bộ Công Thương, Sở Công Thương cấp Giấy phép kinh doanh. Trường hợp Bộ Công Thương có văn bản từ chối, Sở Công Thương có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Bước 5: Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ, trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Sở Công Thương thông báo để tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Thời gian hoàn chỉnh hồ sơ không được tính vào thời gian cấp Giấy phép kinh doanh.

4. Số lượng hồ sơ

- 02 bộ hồ sơ đối với trường hợp thay đổi tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính và người đại diện theo pháp luật trừ trường hợp chuyển địa điểm trụ sở chính.

- 01 bộ hồ sơ đối với trường hợp thay đổi chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông sáng lập; Hàng hóa phân phối; Các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa; Các nội dung khác.

Trên đây là nội dung Điều chỉnh Giấy phép kinh doanh cho tổ chức kinh tế FDI. Công ty Luật Gia Phát luôn giải đáp kịp thời những khúc mắc và mang tới cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất.

Để được tư vấn mọi vấn đề pháp lý liên quan, vui lòng liên hệ:

Hotline: 098.1214.789

Email: ceo@luatgiaphat.vn

Website: luatgiaphat.com/luatgiaphat.vn

 

 

 

 

CÔNG TY LUẬT GIA PHÁT

Luật sư đầu tư nước ngoài:

098.1214.789

Luật sư Doanh Nghiệp:

0972.634.617

Luật sư sở hữu trí tuệ:

098.1214.789

Email: ceo@luatgiaphat.vn

Luật sư tư vấn giấy phép:

098.1214.789

Luật sư giải quyết tranh chấp:

098.1214.789

Luật sư tư vấn hợp đồng:

0972.634.617

Email: luatgiaphat@gmail.com

NHẬN XÉT VỀ BÀI VIẾT