Visa doanh nghiệp là gì? Thủ tục xin visa doanh nghiệp cho người nước ngoài tại Việt Nam

Mục lục bài viết

  1. Visa doanh nghiệp là gì?
  2. 1.1. Visa DN1
  3. 1.2. Visa DN2
  4. Đối tượng được cấp thẻ visa doanh nghiệp
  5. Điều kiện xin visa doanh nghiệp
  6. Thời hạn của visa doanh nghiệp
  7. Hồ sơ xin visa doanh nghiệp cho người nước ngoài
  8. Thủ tục xin visa doanh nghiệp Việt Nam

Visa doanh nghiệp là một trong những diện visa nhập cảnh Việt Nam đang được tiếp nhận và xử lý bởi Cục quản lý xuất nhập cảnh. Đây là loại visa phổ biến cho người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam để giải quyết công việc. Vậy visa doanh nghiệp là gì? Thủ tục xin loại visa này như thế nào? Cùng Luật Gia Phát tìm hiểu trong bài viết dưới đây:

  1. Visa doanh nghiệp là gì?

Visa doanh nghiệp (business visa) là loại visa có mục đích thương mại, làm việc. Visa này cấp cho người nước ngoài nhập cảnh để làm việc với công ty, doanh nghiệp tại Việt Nam. Theo loại thị thực này, họ có thể thực hiện các hoạt động kinh doanh không cấu thành công việc hoặc việc làm tại quốc gia cấp trong khi đến thăm. Nó không cung cấp cho chủ sở hữu quyền làm việc toàn thời gian tại quốc gia đã cấp thị thực. Tuy nhiên, nếu họ muốn tìm kiếm việc làm đầy đủ ở nước ngoài, họ sẽ cần phải xin giấy phép lao động từ quốc gia mà họ dự định cư trú.

Như vậy, theo quy định của Pháp luật Việt Nam, visa doanh nghiệp chính là loại visa dành cho các cá nhân nước ngoài sang Việt Nam với mục đích làm việc, trong thời gian ngắn hạn.

Thị thực doanh nghiệp bao gồm 2 loại: DN1 và DN2.

1.1. Visa DN1

Là visa thương mại cấp cho người nước ngoài làm việc với doanh nghiệp, tổ chức có tư cách pháp nhân. 

Doanh nghiệp, tổ chức có tư cách pháp nhân ở đây có thể là:

  • Công ty TNHH.

  • Công ty Cổ phần.

  • Chi nhánh của công ty TNHH, công ty cổ phần.

  • Công ty có vốn đầu tư nước ngoài.

  • Công ty trong nước (100% vốn Việt Nam).

1.2. Visa DN2

Là visa thương mại cấp cho người nước ngoài vào chào bán dịch vụ, thành lập hiện diện thương mại, đi công tác thực hiện các hoạt động khác nhưng vẫn tuân thủ các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Visa DN2 không phổ biến như visa DN1 và không yêu cầu người nước ngoài phải làm việc tại doanh nghiệp bảo lãnh. 

  1. Đối tượng được cấp thẻ visa doanh nghiệp

Các đối tượng cấp thẻ visa doanh nghiệp bao gồm:

  • Nhóm thứ nhất là đối tượng các nhà đầu tư nước ngoài.

  • Nhóm thứ hai là các đối tượng trưởng văn phòng đại diện của các tổ chức phi chính phủ

  • Nhóm thứ ba là những người lao động nước ngoài được cấp giấy phép lao động hợp pháp tại Việt Nam

  • Nhóm thứ tư là các luật sư đã được Bộ tư pháp Việt Nam cung cấp cho giấy phép hành nghề trên lãnh thổ Việt Nam

  1. Điều kiện xin visa doanh nghiệp

  • Thuộc một trong các đối tượng được cấp visa doanh nghiệp

  • Là đối tác với các đơn vị, doanh nghiệp Việt Nam, các tổ chức có tư cách pháp nhân, tổ chức phi chính phủ trên lãnh thổ Việt Nam chịu sự quản lý của Pháp luật Việt Nam.

  • Có đầy đủ hộ chiếu, các giấy tờ có giá trị pháp lý đi lại quốc tế, chứng minh quyền lợi của mình.

  • Đảm bảo rằng cơ quan bảo lãnh ở Việt Nam phải thực hiện các thủ tục tại Cục quản lý xuất nhập cảnh Việt Nam cũng như nhận được sự đồng ý cho người nước ngoài nhập cảnh.

  • Visa doanh nghiệp hợp pháp chỉ được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam

  • Ngoài ra, trong thời điểm khác nhau, tùy thuộc tình trạng quốc gia sẽ có thể có thêm những điều kiện khác nhằm đảm bảo an ninh, an toàn quốc gia. Ví dụ như trong thời điểm bùng dịch đại dịch toàn cầu Covid 19, khi thực hiện xin visa doanh nghiệp, người nước ngoài còn phải thực hiện đảm bảo rằng có kết quả xét nghiệm âm tính với Covid 19 mới được xét visa nhập cảnh Việt Nam. Và trong tình trạng diễn biến phức tạp của Covid 19 năm ấy, người nhập cảnh theo diện visa doanh nghiệp nói riêng và các cá nhân nhập cảnh có visa khác nói chung không được phép nhận visa tại cửa khẩu mà chỉ nhận qua Đại sứ quán hay Lãnh sự quán Việt Nam. Việc này nhằm hỗ trợ kiểm soát tình hình dịch bệnh một cách hiệu quả vào thị trường Việt Nam. 

  1. Thời hạn của visa doanh nghiệp

Theo quy định của pháp luật, cả 2 loại visa DN1 và DN2 đều có thời hạn tối đa 12 tháng. Tuy nhiên trong thực tế, thị thực doanh nghiệp chỉ được cấp với thời hạn

Business visa cho phép người nước ngoài nhập cảnh nhiều lần hoặc 1 lần

  • Visa nhiều lần: cho phép người nước ngoài xuất nhập cảnh nhiều lần trong thời hạn của visa. VD: loại 3 tháng nhiều lần: cho phép xuất nhập cảnh nhiều lần trong thời hạn 3 tháng.

  • Visa một lần: chỉ cho phép 1 lần nhập cảnh và xuất cảnh. Visa sẽ hết giá trị ngay lập tức khi người nước ngoài sử dụng hết số lần nhập cảnh – xuất cảnh.

Trong các trường hợp bạn phải làm việc lâu hơn 1 năm, làm việc dài hạn, bạn có thể lựa chọn xin cấp thẻ tạm trú với thời hạn tối đa là 5 năm. Trong trường hợp muốn gia hạn visa doanh nghiệp, các cá nhân cần chú ý phải làm đơn xin gia hạn visa trước 1 tháng khi hộ chiếu hết hạn.

Bạn cần phải thực sự lưu ý về thời hạn visa để làm gia hạn visa kịp thời, nhanh chóng và tránh các rủi ro có thể xảy ra. Việc chú ý thời hạn visa cũng giúp bạn tránh được khả năng bị phạt, hay thậm chí tệ hơn là trục xuất về nước và có thể sẽ bị cấm nhập cảnh vào Việt Nam thêm một lần nào nữa. Chính vì vậy, các doanh nghiệp cần thực sự phải lưu ý để chuyến công tác của đối tác người nước ngoài của mình trở lên thuận lợi hơn.

  1. Hồ sơ xin visa doanh nghiệp cho người nước ngoài

* Giấy phép hoạt động của công ty bảo lãnh

– Đăng ký kinh doanh: Bản công chứng

– Chứng nhận đầu tư (đối với các công ty có vốn đầu tư nước ngoài): công chứng

– Giấy phép hoạt động ngành nghề có điều kiện (Giấy phép con (nếu có)): công chứng

* Mẫu NA2 – đơn xin bảo lãnh cho người nước ngoài nhập cảnh

Hiện tại, đơn này phải được khai báo online. Sau đó in ra, rồi ký và đóng dấu công ty.

* Mẫu NA16 – Mẫu giới thiệu con dấu và chữ ký tới Cục Xuất nhập cảnh

* Mẫu đơn giải trình lý do nhập cảnh

  1. Thủ tục xin visa doanh nghiệp Việt Nam

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Chuẩn bị ít nhất 01 bộ hồ sơ như hướng dẫn ở trên.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Hồ sơ được nộp tại Cục quản lý xuất nhập cảnh Việt Nam

Có 2 cách nộp hồ sơ xin xét duyệt nhập cảnh đối với doanh nghiệp:

– Nộp hồ sơ trực tiếp tại Cục xuất nhập cảnh (Hà Nội, Hồ Chí Minh)

– Nộp hồ sơ online tại Cổng dịch vụ công Bộ Công an.(Doanh nghiệp phải đăng ký tài khoản với Cục xuất nhập cảnh)

Bước 3: Nhận kết quả

Kết quả là thư mời bảo lãnh nhập cảnh.

– Trường hợp nộp trực tiếp: Đến trực tiếp theo giấy hẹn để nhận kết quả.

– Trường hợp nộp online: Chỉ cần đăng nhập vào hệ thống để tải kết quả online.

Bước 4: Nhận visa thương mại

Có 2 nơi để người nước ngoài nhận visa

– Đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài

– Cửa khẩu quốc tế Việt Nam (Ví dụ: Nội Bài, Tân Sơn Nhất,…)

*Lưu ý:

Nơi nhận visa phải được ghi vào mẫu NA2 trước khi nộp hồ sơ.

Tại nơi nhận visa, hãy chuẩn bị:

– Hộ chiếu gốc

– 02 ảnh 4×6

– Thư bảo lãnh nhập cảnh bản photo

– Lệ phí để cấp visa. Loại 1 lần: 25$. Loại nhiều lần: 50$.

– Mẫu đơn NA1 – tờ khai nhận thị thực. Có thể khai trước hoặc tới nơi nhận để khai.

Trên đây là bài viết về quy định cấp visa doanh nghiệp cho người nước ngoài tại Việt Nam.

Để được tư vấn mọi vấn đề pháp lý liên quan, vui lòng liên hệ:

Hotline: 098.1214.789

Email: ceo@luatgiaphat.vn

Website: luatgiaphat.com/luatgiaphat.vn

CÔNG TY LUẬT GIA PHÁT

Luật sư đầu tư nước ngoài:

098.1214.789

Luật sư Doanh Nghiệp:

0972.634.617

Luật sư sở hữu trí tuệ:

098.1214.789

Email: ceo@luatgiaphat.vn

Luật sư tư vấn giấy phép:

098.1214.789

Luật sư giải quyết tranh chấp:

098.1214.789

Luật sư tư vấn hợp đồng:

0972.634.617

Email: luatgiaphat@gmail.com

NHẬN XÉT VỀ BÀI VIẾT