Tập đoàn kinh tế

Mục lục bài viết

  1.  Điều kiện hình thành:
  2. Vai trò của TĐKT:

Tập đoàn kinh tế ( TĐKT) là tổ hợp các công ty có mối quan hệ sở hữu xâu chéo; có quan hệ mật thiết về chiến lược, thị trường hay sản phẩm; có mối liên kết trong hoạt động kinh doanh nhằm tập hợp và chia sẻ các nguồn lực nhằm tăng cường khả năng tích tụ tài sản, nâng cao năng lực cạnh tranh, tối đa hoá lợi nhuận và đạt được các mục tiêu chung. Luật Gia Phát tư vấn về vấn đề này như sau: 

 Điều kiện hình thành:

TĐKT được hình thành trong những điều kiện nhất định, đó là các điều kiện bên trong và bên ngoài. Để TĐKT hoạt động có hiệu quả thì việc hình thành tập đoàn cần đảm bảo các điều kiện sau:

– Sản xuất phải đạt đến một trình độ xã hội hoá nhất định dẫn đến đòi hỏi khách quan phải lựa chọn hình thức tổ chức tập đoàn có quy mô lớn, nhiều vốn có độ tập trung sản xuất cao.

– Nền kinh tế thị trường phải đạt đến một trình độ nhất định và thiết lập được một cơ cấu thị trường tương đối hoàn thiện.

– Chính phủ phải ban hành tương đối đầy đủ các quy định và chính sách liên quan đến hình thành và phát triển tập đoàn.

– Cần đáp ứng các điều kiện bên trong của tập đoàn gồm quy mô vốn đăng ký của công ty mẹ, tổng vốn đăng ký của cả tập đoàn, số lượng DN thành viên tối thiểu, tư cách pháp nhân của các DN thành viên.

– Điều kiện về con người: hiệu quả của tập  đoàn phụ thuộc rất lớn vào trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý.

– Ngoài ra còn phải có các điều kiện sau đó là về trình độ khoa học, công nghệ, bộ máy quản lý,… đây cũng là điều kiện quan trọng khi xem xét khi hình thành tập đoàn kinh tế.

Vai trò của TĐKT:

TĐKT là sản phẩm của nền kinh tế thị trường phát triển cao. Đồng thời, quá trình phát triển cao của nền kinh tế thị trường thúc đẩy trở lại sự phát triển kinh tế và trở thành tác nhân chủ yếu đẩy nhanh quá trình toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế của các quốc gia. Do tập đoàn có quy mô lớn và nắm giữ lợi thế quan trọng. Do đó TĐKT có vai trò to lớn đối với nền kinh tế quốc gia và cả nền kinh tế thế giới, được thể hiện:

– TĐKT thúc đẩy tăng trưởng kinh tế do có khả năng  huy động, tập trung và sử dụng rộng rãi, có hiệu quả các nguồn lực vật chất, lao động và vốn trong xã hội vào quá trình sản xuất kinh doanh tạo ra sự hỗ trợ trong việc cải tổ cơ cấu sản xuất, hình thành những công ty hiện đại, quy mô lớn có tiềm lực kinh tế lớn, cho phép phát huy lợi thế quy mô; khai thác triệt để thương hiệu, hệ thống dịch vụ đầu vào, đầu ra và dịch vụ chung của cả tập đoàn. Đồng thời nhờ mối liên kết chặt chẽ giữa các công ty sẽ tăng cường sức mạnh kinh tế và khả năng cạnh tranh của từng công ty thành viên.

– TĐKT góp phần mở rộng phân công lao động và hợp tác quốc tế, đẩy nhanh quá trình TCHKT. Vì nó triệt để khai thác các lợi thế so sánh quốc gia trong quan hệ kinh tế. Tận dụng những ưu thế của nhau, giảm thiểu chi phí, từ đó tăng thêm lợi nhuận.

– TĐKT có ý nghĩa quan trọng đối với các nước mới công nghiệp hoá, là giải pháp để bảo vệ sản xuất trong nước, cạnh tranh lại  với các công ty đa quốc gia, TĐKT lớn,… của các nước trên thế giới.

– TĐKT ra đời trước hết là để đối phó với áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt (có sự xuất hiện độc quyền) nhằm khắc phục khả năng hạn chế về vốn của từng công ty cá biệt, giành lợi thế về quy mô trước các đối thủ để có thể thao túng được thị trường.

– TĐKT có tác dụng lớn trong việc đẩy mạnh nghiên cứu, triển khai ứng dụng khoa học, công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh của các công ty thành viên.

– Sự phối hợp và thống nhất giữa các công ty thành viên trong TĐKT tạo điều kiện thuận lợi trong việc chuyển giao công nghệ với chi phí thấp nhất, giảm lãng phí về vốn, tập trung được nguồn lực vào thực hiện những mục tiêu chiến lược có lợi cho tất cả các công ty thành viên và cho toàn tập đoàn.

– TĐKT có ảnh hưởng rất lớn đến việc cung cấp, trao đổi thông tin và những kinh nghiệm quan trọng trong tổ chức nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ giữa các công ty thành viên.

– TĐKT trở thành công cụ điều tiết kinh tế và hợp tác kinh tế quốc tế của nhiều quốc gia, nhằm nhanh chóng rút ngắn khoảng cách phát triển so với các nước đi trước, điển hình là Nhật Bản những năm 50 – 70 và Hàn Quốc những năm 70 – 80 của thế kỷ trước.

Trên đây là phần tư vấn của công ty Luật Gia Phát tư vấn về tập đoàn kinh tế.

Để được tư vấn miễn phí và kịp thời vui lòng liên hệ

Hotline: 098.1214.789

Hoặc luatgiaphat.com/luatgiaphat.vn   

Luật Gia Phát – Sự lựa chọn tuyệt vời cho doanh nghiệp!

CÔNG TY LUẬT GIA PHÁT

Luật sư đầu tư nước ngoài:

098.1214.789

Luật sư Doanh Nghiệp:

0972.634.617

Luật sư sở hữu trí tuệ:

098.1214.789

Email: ceo@luatgiaphat.vn

Luật sư tư vấn giấy phép:

098.1214.789

Luật sư giải quyết tranh chấp:

098.1214.789

Luật sư tư vấn hợp đồng:

0972.634.617

Email: luatgiaphat@gmail.com

NHẬN XÉT VỀ BÀI VIẾT