Mở cửa hàng kinh doanh thực phẩm đông lạnh cần những điều kiện gì?

Để phục vụ cho cuộc sống cho con người thì thực phẩm là một trong những nhu cầu thiết yếu, bên cạnh các loại thực phẩm tươi sống thì cũng có rất nhiều các cửa hàng kinh doanh thực phẩm đông lạnh đảm bảo nguồn cung cho đại đa số người tiêu dùng. Vậy mở cửa hàng kinh doanh thực phẩm đông lạnh cần những điều kiện gì? Luật Gia Phát xin tư vấn như sau:

Để mở cửa hàng kinh doanh thực phẩm đông lạnh thì việc đầu tiên là phải đăng ký kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể theo quy định ở điều 71 Nghị định 78/2015/NĐ – CP, trình tự thủ tục đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh cá thể như sau:

– Cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình gửi Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh. Nội dung Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh gồm:

+ Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh; số điện thoại, số fax, thư điện tử (nếu có);

+ Ngành, nghề kinh doanh;

+ Số vốn kinh doanh;

+ Số lao động;

+ Họ, tên, chữ ký, địa chỉ nơi cư trú, số và ngày cấp Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân thành lập hộ kinh doanh đối với hộ kinh doanh do nhóm cá nhân thành lập, của cá nhân đối với hộ kinh doanh do cá nhân thành lập hoặc đại diện hộ gia đình đối với trường hợp hộ kinh doanh do hộ gia đình thành lập.

Kèm theo Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh phải có bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình và bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.

– Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu có đủ các điều kiện sau đây:

+ Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh;

+ Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp quy định tại Điều 73 Nghị định này;

+ Nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh.

 _ Nếu sau 03 ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh thi người đăng ký hộ kinh doanh có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

– Định kỳ vào tuần làm việc đầu tiên hàng tháng, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện gửi danh sách hộ kinh doanh đã đăng ký tháng trước cho cơ quan thuế cùng cấp, Phòng Đăng ký kinh doanh và cơ quan quản lý chuyên ngành cấp tỉnh.

Tiếp theo,cần đăng ký thủ tục xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm:

Căn cứ Điều 12 Nghị định 38/2012/NĐ-CP quy định cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm như sau:

1. Việc cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được thực hiện đối với từng cơ sở sản xuất, kinh doanh; từng nhà máy sản xuất độc lập tại một địa điểm (sau đây gọi tắt là cơ sở), trừ các trường hợp sau:

a) Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;

b) Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;

c) Bán hàng rong;

d) Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn không yêu cầu điều kiện bảo quản đặc biệt theo quy định.”

Như vậy, nếu bạn chỉ là cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, bước đầu phát triển thì không thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Cuối cùng là quy định về việc kiểm dịch: Căn cứ Điều 5 Thông tư 11/2009/TT-BNN quy định:

“Điều 5. Kiểm dịch sản phẩm động vật vận chuyển trong tỉnh

1. Chủ hàng khi vận chuyển sản phẩm động vật với khối lượng lớn ra khỏi huyện trong phạm vi tỉnh phải đăng ký kiểm dịch với Trạm Thú y huyện như sau:

Khai báo trước ít nhất hai ngày trước khi vận chuyển nếu sản phẩm động vật đã được xét nghiệm các chỉ tiêu vệ sinh thú y hoặc gửi qua đường bưu điện; bẩy ngày nếu sản phẩm động vật chưa được xét nghiệm các chỉ tiêu vệ sinh thú y.

2. Hồ sơ đăng ký kiểm dịch gồm:

a) Giấy đăng ký kiểm dịch sản phẩm động vật vận chuyển theo mẫu quy định;

b) Bản sao phiếu kết quả xét nghiệm các chỉ tiêu vệ sinh thú y sản phẩm động vật (nếu có);

c) Các giấy tờ khác có liên quan (nếu có).

3. Kiểm tra trước khi đưa sản phẩm động vật đến khu cách ly kiểm dịch:

a) Kiểm tra nội dung đăng ký kiểm dịch và các giấy tờ có liên quan tại khoản 2 của Điều này;

b) Căn cứ tình hình dịch bệnh động vật tại nơi xuất phát, kết quả xét nghiệm các chỉ tiêu vệ sinh thú y, cơ quan kiểm dịch động vật chuẩn bị các điều kiện để kiểm dịch;

c) Trong thời gian một ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ kiểm dịch hợp lệ, cơ quan kiểm dịch động vật có trách nhiệm xác nhận đăng ký kiểm dịch và thông báo địa điểm, thời gian, nội dung tiến hành kiểm dịch;

d) Kiểm tra việc thực kiện các quy định về điều kiện vệ sinh thú y khu cách ly kiểm dịch;

đ) Hướng dẫn chủ hàng đưa sản phẩm động vật đến khu cách ly kiểm dịch và phải tiến hành kiểm dịch ngay trong ngày sản phẩm động vật được tập trung tại địa điểm đã chỉ định.”

Để được tư vấn miễn phí vui lòng liên hệ:

Hotline: 098.1214.789

Mọi thông tin chi tiết có thể xem tại website: luatgiaphat.com/luatgiaphat.vn

Luật Gia Phát – Niềm tin pháp lý doanh nghiệp! 

 

CÔNG TY LUẬT GIA PHÁT

Luật sư đầu tư nước ngoài:

098.1214.789

Luật sư Doanh Nghiệp:

0972.634.617

Luật sư sở hữu trí tuệ:

098.1214.789

Email: ceo@luatgiaphat.vn

Luật sư tư vấn giấy phép:

098.1214.789

Luật sư giải quyết tranh chấp:

098.1214.789

Luật sư tư vấn hợp đồng:

0972.634.617

Email: luatgiaphat@gmail.com

NHẬN XÉT VỀ BÀI VIẾT