Vai trò của công đoàn trong tái cấu trúc doanh nghiệp

Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động, có nhiệm vụ đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao độngtrong doanh nghiệp. Vai trò ấy càng trở nên quan trọng hơn trong quá trình doanh nghiệp thực hiện tái cơ cấu, chia tách, sáp nhập. Vậy tổ chức công đoàn cần làm gì trong trường hợp này?

Thứ nhất, đẩy mạnh tuyên truyền để người lao động nhận thức được, thu nhập từ việc làm của họ được tạo ra bởi chất lượng, hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Người lao động muốn có việc làm ổn định, thu nhập cao phải thực hiện tốt công việc của mình, phải lao động năng suất, chất lượng, hiệu quả ngày càng cao doanh nghiệp mới có thể tồn tại và phát triển. Công đoàn tuyên truyền, vận động để người lao động nhận thức được sự cần thiết phải tái cấu trúc, sáp nhập doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế.

Thứ hai, công đoàn chủ động xây dựng quan hệ hợp tác với người sử dụng lao động linh hoạt để công đoàn, người sử dụng lao động và người lao động thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ vì quyền và lợi ích cá nhân, doanh nghiệp và xã hội. Bằng nhiều hình thức đa dạng thiết thực tập hợp trí tuệ của công đoàn viên chức lao động tham gia với người quản lý doanh nghiệp về phương án khắc phục khó khăn, tổ chức lại sản xuất, sắp xếp lại lao động nhằm sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, đưa doanh nghiệp phát triển, bảo đảm sự ổn định việc làm, thu nhập cho người lao động, người sử dụng lao động và lợi ích tập thể.

Thứ ba, đề ra các nội dung phương pháp hoạt động công đoàn cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn.

Chủ động tham gia với chủ sở hữu doanh nghiệp, người sử dụng lao động thực hiện nghiêm các chế độ chính sách cho người lao động. Trong trường hợp, phải tái cấu trúc, sáp nhập doanh nghiệp, sắp xếp lại lao động công đoàn cần đề xuất phải tiến hành một cách dân chủ, công khai bàn bạc với người lao động về các chính sách đối với người lao động sắp xếp lại. Công đoàn trực tiếp cùng với người sử dụng lao động xây dựng phương án sử dụng lao động. Trong trường hợp, doanh nghiệp thôi sử dụng nhiều người lao động khi chấm dứt hoạt động của chi nhánh, công đoàn cần tiến hành trao đổi với doanh nghiệp.

Sau khi thực hiện sáp nhạp doanh nghiệp, chấm dứt hoạt động của chi nhánh, trường hợp cần thiết phải thương lượng, ký kết lại thỏa ước lao động tập thể. Công đoàn cần chủ động phối hợp với người sử dụng lao động, tổ chức cho người lao động tham gia xây dựng thỏa ước, đồng thời đại diện cho người lao động tham gia ký kết thỏa ước lao động tập thể sao cho có nhiều điều khoản quy định có lợi hơn so với những quy định cứng mà pháp luật đặt ra.

Thứ tư, tuyên truyền, vận động, giúp đỡ người lao động học tập, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn nghề nghiệp nhằm thực hiện thật tốt công việc được giao. Kể cả trong trường hợp, doanh nghiệp thay đổi cơ cấu lao động vẫn sẽ tìm được cơ hội việc làm ở môi trường khác.

Thứ năm, vận động người lao động tham gia hoạt động công đoàn, xây dựng tổ chức công đoàn lớn mạnh. Đẩy mạnh đời sống vật chất, tinh thần của công nhân lao động, xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, đảm bảo việc làm, thu nhập, quyền và lợi ích của người lao động không ngừng tăng lên.

Tham khảo thêm:

Chậm trả lương cho người lao động

Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

Trên đây là nội dung tư vấn sơ bộ của công ty Luật Gia Phát về vấn đề Vai trò của công đoàn trong tái cấu trúc doanh nghiệp

Để được tư vấn miễn phí và kịp thời vui lòng liên hệ

Hotline: 098.1214.789

Hoặc luatgiaphat.com/luatgiaphat.vn   

Luật Gia Phát – Sự lựa chọn tuyệt vời cho doanh nghiệp!

CÔNG TY LUẬT GIA PHÁT

Luật sư đầu tư nước ngoài:

098.1214.789

Luật sư Doanh Nghiệp:

0972.634.617

Luật sư sở hữu trí tuệ:

098.1214.789

Email: ceo@luatgiaphat.vn

Luật sư tư vấn giấy phép:

098.1214.789

Luật sư giải quyết tranh chấp:

098.1214.789

Luật sư tư vấn hợp đồng:

0972.634.617

Email: luatgiaphat@gmail.com

NHẬN XÉT VỀ BÀI VIẾT