Chế độ bảo hiểm khi thuê người lao động cao tuổi, lao động đã nghỉ hưu

Nhận được câu hỏi của anh Nguyễn Đức Việt, Giám đốc một công ty nhựa, in và bao bì. Anh Việt trao đổi: Công ty tôi có thuê thêm một số người cao tuổi đã nghỉ hưu về làm một số công việc (2 người ở vị trí bảo vệ và 1 người ở vị trí cấp dưỡng). Hiện tại, những lao động này đã gắn bó ở công ty một thời gian khá dài, hai người trong số đó vẫn đang hưởng lương hưu, còn 1 người thì không. Anh Việt băn khoăn trường hợp Công ty anh thuê người cao tuổi như vậy có phải đóng BHXH, BHYT, BHTN hay không? Người hưởng lương hưu rồi có phải đóng BHXH nữa hay không?

Luật Gia Phát xin cảm ơn Anh đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Căn cứ quy định pháp luật hiện hành, Luật Gia Phát xin được trả lời như sau:

Thứ nhất, người nghỉ hưu có phải tham gia BHXH hay không?

- Căn cứ Điều 61 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định thời gian bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội: “Người lao động khi nghỉ việc mà chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 54 và Điều 55 của Luật này hoặc chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định tại Điều 60 của Luật này thì được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội”.

- Khoản 9 Điều 123 quy định chuyển tiếp: “Người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng mà đang giao kết hợp đồng lao động thì không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc”.

Căn cứ quy định trên, người lao động cao tuổi nếu chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu hoặc chưa hưởng BHXH một lần thì được bảo lưu thời gian đóng BHXH. Trường hợp này, do người lao động cao tuổi chưa đủ thời gian đóng BHXH nên vẫn phải tiếp tục tham gia BHXH.

Đối với trường hợp lao động đang hưởng lương hưu thì khi ký hợp đồng lao động thì không phải đóng BHXH.

Thứ hai, người nghỉ hưu có phải tham gia BHYT hay không?

- Căn cứ khoản 6 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế số 46/2014/QH13 của Quốc hội ngày 13/06/2014 quy định:

“Điều 12. Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế:

"2. Nhóm do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng, bao gồm:

a) Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;

b) Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày; người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng;

c) Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng;

d) Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp”.

- Điều này được hướng dẫn tại Chương I Nghị định số 146/2018/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 17/10/2018 quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế: Nhóm do cơ quan bảo hiểm xã hội đóng quy định tại Điều 2 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP bao gồm:

“1. Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.

2. Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo quy định của Chính phủ.

3. Người lao động nghỉ việc hưởng trợ cấp ốm đau do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành.

4. Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng.

5. Người lao động trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

6. Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp”.

- Khoản 2 Điều 84 Luật Bảo hiểm y tế năm 2014 quy định việc sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội: “Đóng bảo hiểm y tế cho người đang hưởng lương hưu hoặc nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng hoặc nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi hoặc nghỉ việc hưởng trợ cấp ốm đau đối với người lao động bị mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành”.

Căn cứ các quy định trên, người đang hưởng lương hưu vẫn phải đóng BHYT, nhưng do tổ chức BHXH đóng.

Thứ ba, người nghỉ hưu có phải tham gia BHTN hay không?

- Khoản 2 Điều 43 Luật Việc làm năm 2013 quy định: “Người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này đang hưởng lương hưu, giúp việc gia đình thì không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp”.

Như vậy, người đang hưởng lương hưu không phải tham gia BHTN.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần lưu ý một số quy định khi sử dụng lao động là người cao tuổi theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2012 dưới đây:

- Khoản 2 Điều 167 quy định: “Khi đã nghỉ hưu, nếu làm việc theo hợp đồng lao động mới, thì ngoài quyền lợi đang hưởng theo chế độ hưu trí, người lao động cao tuổi vẫn được hưởng quyền lợi đã thoả thuận theo hợp đồng lao động”.

- Khoản 3 Điều 186: “Đối với người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thì ngoài việc trả lương theo công việc, người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và tiền nghỉ phép hằng năm theo quy định”.

Theo đó, nếu doanh nghiệp ký hợp đồng lao động với người nghỉ hưu mà đã đủ thời gian đóng BHXH, mặc dù không phải tham gia BHXH, BHYT, BHTN thì doanh nghiệp ngoài việc trả lương theo công việc, còn phải trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương một khoản tiền tương đương với mức đóng BHXH, BHYT, BHTN.

Tham khảo thêm:

Thủ tục công chứng di chúc

Thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp

Trên đây là phần tư vấn sơ bộ của công ty Luật Gia Phát tư vấn về câu hỏi của anh Việt

Để được tư vấn miễn phí và kịp thời vui lòng liên hệ

Hotline: 098.1214.789

Hoặc luatgiaphat.com/luatgiaphat.vn   

Luật Gia Phát – Sự lựa chọn tuyệt vời cho doanh nghiệp!

CÔNG TY LUẬT GIA PHÁT

Luật sư đầu tư nước ngoài:

098.1214.789

Luật sư Doanh Nghiệp:

0972.634.617

Luật sư sở hữu trí tuệ:

098.1214.789

Email: ceo@luatgiaphat.vn

Luật sư tư vấn giấy phép:

098.1214.789

Luật sư giải quyết tranh chấp:

098.1214.789

Luật sư tư vấn hợp đồng:

0972.634.617

Email: luatgiaphat@gmail.com

NHẬN XÉT VỀ BÀI VIẾT