Thủ tục xin cấp giấy phép hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động

1. Cơ sở pháp lý:

- Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ngày 29 tháng 11 năm 2006;

- Nghị định số 126/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 Quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ngày 29 tháng 11 năm 2006;

- Thông tư số 21/2007/TT-BLDTBXH ngày 8/10/2007 Của Bộ Lao động - Thương bin và Xã hội hướng dẫn một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ngày 29 tháng 11 năm 2006 và Nghị định số 126/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 Quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ngày 29 tháng 11 năm 2006.

Kết quả hình ảnh cho thuê lại lao động

2. Điều kiện thành lập doanh nghiệp đưa người lao động đi nước ngoài:

- Doanh nghiệp phải được thành lập hợp pháp và hoạt động theo pháp luật, có 100% vốn điều lệ của các tổ chức, cá nhân Việt Nam;

- Doanh nghiệp phải có đăng ký kinh doanh nghành nghề hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

- Doanh nghiệp phải đáp ứng điều kiện về vốn pháp định là 05 tỷ đồng;

- Doanh nghiệp tổ chức trực tiếp hoạt động dịch vụ đưa người lao động làm việc ơ nước ngoài.

- Doanh nghiệp cần xây dựng và hoàn thiện bộ máy hoạt động xuất khẩu lao động, cụ thể:

+ Bộ máy hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài bao gồm: Trung tâm xuất khẩu lao động hoặc các Phòng nghiệp vụ xuất khẩu lao động; Trường hoặc trung tâm đào tạo; Bộ phận theo dõi, quản lý lao động ngoài nước; Các chi nhánh được giao nhiệm vụ hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài (nếu có).

+ Bộ máy chuyên trách để bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi làm việc ở nước ngoài được tổ chức thành trường hoặc trung tâm đào tạo và phải có ít nhất hai bộ phận sau: Bộ phận đào tạo và Bộ phận quản lý học viên.

+ Người lãnh đạo điều hành hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải có trình độ từ đại học trở lên, có ít nhất ba năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài hoặc hoạt động trong lĩnh vực hợp tác và quan hệ quốc tế.

+ Doanh nghiệp phải xây dựng đề án hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài để thể hiện năng lực tài chính, cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ có đủ trình độ và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Kết quả hình ảnh cho thuê lại lao động

- Doanh nghiệp phải thực hiện ký quỹ tại Ngân hàng Thương mại nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Mức tiền ký quỹ theo quy định hiện nay là 01 tỷ đồng. Số tiền ký quỹ được phong tỏa tại Ngân hàng trong suốt quá trình doanh nghiệp hoạt động và chỉ được rút trong một số trường hợp pháp luật quy định.

3. Hồ sơ xin cấp Giấy phép xuất khẩu lao động (01 bộ):

- Văn bản đề nghị cấp Giấy phép xuất khẩu lao động theo mẫu;

- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

- Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện về vốn pháp định;

- Giấy xác nhận ký quỹ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp ký quỹ;

- Đề án hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong đó bao gồm các nội dung sau đây:

+ Tên giao dịch, địa chỉ giao dịch, loại hình doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh, vốn và cơ cấu vốn, chủ sở hữu doanh nghiệp hoặc người đại diện doanh nghiệp theo uỷ quyền, vốn, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (nếu là doanh nghiệp đang hoạt động).

+ Phương án tổ chức bộ máy hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

+ Dự kiến thị trường đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, ngành nghề đưa lao động đi, địa bàn tuyển chọn lao động.

+ Phương án tuyển chọn người lao động, bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động, quản lý người lao động làm việc ở nước ngoài.

+ Phương án tài chính để thực hiện hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

- Sơ yếu lý lịch của người lãnh đạo điều hành hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài kèm theo giấy tờ chứng minh đủ điều kiện trở thành người lãnh đạo điều hành hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài (bao gồm: Bằng cấp từ trình độ đại học trở lên; Giấy tờ chứng minh có đủ 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài hoặc hoạt động trong lĩnh vực hợp tác và quan hệ quốc tế);

- Phương án tổ chức (đối với doanh nghiệp lần đầu tham gia hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài) hoặc báo cáo về tổ chức bộ máy hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và bộ máy bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài;

- Danh sách trích ngang cán bộ chuyên trách trong bộ máy hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, gồm các nội dung: họ tên, ngày tháng năm sinh, chức vụ, trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, nhiệm vụ được giao;

- Giấy tờ chứng chứng minh trụ sở làm việc;

- Hợp đồng liên kết đào tạo (nếu có);

- Các giấy tờ; tài liệu khác có liên quan.

4. Thời hạn cấp giấy phép:

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Tuy nhiên, do hoạt động xuất khẩu lao động được pháp luật Việt Nam điều chỉnh nghiêm ngặt và tính chất phức tạp của hồ sơ nên thời gian thực tế để doanh nghiệp được cấp giấy phép xuất khẩu lao động thường dao động từ 120 – 150 ngày làm việc.
Hotline (24/7): 098.1214.789 (Tư vấn miễn phí)
Email: ceo@luatgiaphat.vn

CÔNG TY LUẬT GIA PHÁT

Luật sư đầu tư nước ngoài:

098.1214.789

Luật sư Doanh Nghiệp:

0972.634.617

Luật sư sở hữu trí tuệ:

098.1214.789

Email: ceo@luatgiaphat.vn

Luật sư tư vấn giấy phép:

098.1214.789

Luật sư giải quyết tranh chấp:

098.1214.789

Luật sư tư vấn hợp đồng:

0972.634.617

Email: luatgiaphat@gmail.com

NHẬN XÉT VỀ BÀI VIẾT