Xác định cha, mẹ cho con

Trong khuôn khổ bài viết dưới đây, Luật Gia Phát sẽ giới thiệu tới quý khách những thông tin cơ bản về cách xác định cha, mẹ cho con.

1. Đối với cặp vợ chồng vô sinh

Xác định “vô sinh” là điều kiện đầu tiên để các cặp vợ chồng có thể được áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản này.

Theo khoản 1 Điều 93 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014: “Trong trường hợp người vợ sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì việc xác định cha, mẹ được áp dụng theo quy định tại Điều 88 của Luật này”.

Đối chiếu với quy định tại Điều 88, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014: “Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng. Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân. Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng”.

Tuy nhiên, trường hợp con sinh ra trước ngày vợ, chồng đăng ký kết hôn và được vợ chồng thừa nhận là con chung sẽ không được áp dụng đối với trường hợp con sinh ra bằng hỗ trợ kỹ thuật sinh sản vì còn đặt ra điều kiện xác định là vô sinh như đã nói ở trên.           

Điều kiện thứ hai là phải trên nguyên tắc tự nguyện. Theo khoản 3 điều 3 Nghị định số 10/2015/NĐ-CP: “Việc thụ tinh trong ống nghiệm, cho và nhận noãn, cho và nhận tinh trùng, cho và nhận phôi, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo được thực hiện trên nguyên tắc tự nguyện”.

Chỉ khi có sự tự nguyện của cặp vợ chồng vô sinh thì mới được áp dụng việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Trên tinh thần tự nguyện, người vợ trong cặp vợ chồng vô sinh được xác định là mẹ đứa trẻ trong mọi trường hợp kể cả người mẹ là người nhận tinh trùng, nhận noãn hay nhận phôi của người khác. Người chồng hợp pháp của người mẹ đó cũng chính là cha đứa trẻ, ngay cả trường hợp người chồng không phải là người cho tinh trùng.

2. Đối với phụ nữ độc thân

Theo quy định tại  khoản 2 Điều 93 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014: “Trong trường hợp người phụ nữ sống độc thân sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì người phụ nữ đó là mẹ của con được sinh ra”.

Trong trường hợp này, căn cứ để xác định cha, mẹ, con chỉ dựa vào sự tự nguyện và sự kiện sinh đẻ của chính họ. Người phụ nữ độc thân có thể được nhận tinh trùng từ người khác và còn được phép nhận phôi trong trường hơp họ không có noãn hoặc noãn không bảo đảm chất lượng để thụ thai.

Việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản không làm phát sinh quan hệ cha, mẹ và con giữa người cho tinh trùng, cho noãn, cho phôi với người con được sinh ra: quy định này phù hợp với nguyên tắc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản là: “Việc cho và nhận tinh trùng, cho và nhận phôi được thực hiện trên nguyên tắc vô danh giữa người cho và người nhận” (Khoản 4, điều 3 Nghị định số 10/2015/NĐ-CP).

Tham khảo thêm:

Con gây thiệt hại, bố mẹ phải bồi thường

Quyền ly hôn và nuôi con vợ hoặc chồng ngoại tình
Mọi chi tiết xem thêm tại:
Hotline (24/7): 098.1214.789 (Tư vấn miễn phí)
Email: ceo@luatgiaphat.vn

CÔNG TY LUẬT GIA PHÁT

Luật sư đầu tư nước ngoài:

098.1214.789

Luật sư Doanh Nghiệp:

0972.634.617

Luật sư sở hữu trí tuệ:

098.1214.789

Email: ceo@luatgiaphat.vn

Luật sư tư vấn giấy phép:

098.1214.789

Luật sư giải quyết tranh chấp:

098.1214.789

Luật sư tư vấn hợp đồng:

0972.634.617

Email: luatgiaphat@gmail.com

NHẬN XÉT VỀ BÀI VIẾT