Thương hiệu - Nhãn hiệu khác nhau ở điểm nào?

Thương hiệu và nhãn hiệu hai cái tên không còn xa lạ đối với mỗi công ty hay doanh nghiệp. Tuy nhiên không phải ai cũng biết được sự khác nhau giữa thương hiệu và nhãn hiệu. Vì vậy bài viết này, Luật Gia Phát nhằm cung cấp thông tin để mọi người có được cái nhìn tổng quát về thương hiệu và nhãn hiệu, tránh tình trạng nhầm lẫn.
Nhãn hiệu và thương hiệu

Vậy thương hiệu là gi? Nhãn hiệu là gi? Nhãn hiệu khác gì so với thương hiệu?
Nhãn hiệu là những dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất kinh doanh khác nhau. Nhãn hiệu hàng hóa có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc. Nhãn hiệu được coi là một tài sản vô hình của người hoặc công ty thực hiện, sản xuất và là một trong những đối tượng sở hữu công nghiệp được pháp luật bảo hộ. Để được luật pháp bảo hộ về nhãn hiệu các nhân hoặc doanh nghiệp phải làm thủ tục đăng kí nhãn hiệu nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem sét.

Thương hiệu có thể hiểu đơn giản là một cái tên gắn với một sản phẩm hoặc một nhà sản xuất. Thương hiệu thường gắn liền với quyền sở hữu của nhà sản xuất và thường được ủy quyền cho người đại diện thương mại chính thức.

Sự khác biệt giữa thương hiệu và nhãn hiệu

 
Sự khác nhau giữa thương hiệu và nhãn hiệu:
Thứ nhất, nếu chỉ xét theo nghĩa đơn thuần vật chất tức là chỉ dựa vào tê gọi thì nhãn hiệu và thương hiệu hàng hóa rất khó phân biệt. Tuy nhiên vẫn tìm ra điểm khác nhau vì khi nói đến thương hiệu người ta sẽ nhắc đến cả khẩu hiệu, nhạc hiệu và điều này gần như không được đề cập trong nhãn hiệu hàng hóa.

Thứ hai, thuật ngữ nhãn hiệu và thương hiệu là được sử dụng trong ngữ cảnh khác nhau. Ở góc độ pháp lý, sử dụng thuật ngữ nhãn hiệu hàng hóa là đúng như trong quy định của pháp luật Việt Nam nhưng ở trong góc độ quản trị doanh nghiệp hay marketing thì người ta thường dùng thuật ngữ thương hiệu.

Thứ ba, cũng có thể phân biệt thương hiệu và nhãn hiệu ở các khía cạnh sau:

Nói đến thương hiệu không chỉ nói đến các dấu hiệu như trong nhãn hiệu hàng hóa mà quan trọng hơn là nói đến hình tượng hàng hóa trong tâm trí của người tiêu dùng. Vì thế có thể nói thương hiệu là phần hồn còn nhãn hiệu là phần xác.

Nhãn hiệu được tạo đôi khi trong thời gian ngắn nhưng để xây dựng một thương hiệu thì mất rất nhiều thời gian, tiền bạc và công sức.

Thương hiệu hàng hóa có thể tồn tại mãi với thời gian nhưng nhãn hiệu hàng hóa thì chỉ có giá trị pháp lý trong thời gian nhất định.

Nhãn hiệu hàng hóa được cơ quan nhà nước công nhận bảo hộ còn thương hiệu là kết quả phấn đấu lâu dài của doanh nghiệp và người tiêu dùng chính là người công nhận.

- Hỗ trợ khách hàng sau dịch vụ.
Hotline (24/7): 098.1214.789 (Tư vấn miễn phí)
Email: ceo@luatgiaphat.vn

CÔNG TY LUẬT GIA PHÁT

Luật sư đầu tư nước ngoài:

098.1214.789

Luật sư Doanh Nghiệp:

0972.634.617

Luật sư sở hữu trí tuệ:

098.1214.789

Email: ceo@luatgiaphat.vn

Luật sư tư vấn giấy phép:

098.1214.789

Luật sư giải quyết tranh chấp:

098.1214.789

Luật sư tư vấn hợp đồng:

0972.634.617

Email: luatgiaphat@gmail.com

NHẬN XÉT VỀ BÀI VIẾT