Thủ tục công bố thực phẩm nhập khẩu

Mục lục bài viết

  1. 1. Thủ tục tự công bố sản phẩm
  2. 1.1. Đối tượng của thủ tục
  3. 1.2. Hồ sơ bao gồm:
  4. 1.3. Trình tự thực hiện
  5. 2. Thủ tục đăng ký bản công bố sản phẩm
  6. 2.1. Đối tượng của thủ tục
  7. 2.2. Hồ sơ bao gồm:
  8. 2.3. Trình tự thực hiện

Hiện nay thực phẩm nhập khẩu được sử dụng rất rộng rãi trên thị trường. Người tiêu dùng Việt Nam có xu hướng ngày càng ưa chuộng hàng nhập khẩu. Nắm bắt được tâm lý đó, việc kinh doanh thực phẩm nhập khẩu cũng ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, để kinh doanh thực phẩm nhập khẩu cần thực hiện thủ tục Công bố thực phẩm.

Luật Gia Phát sẽ gửi tư vấn tới Quý khách hàng cụ thể về thủ tục công bố như sau:

Đối với thực phẩm nhập khẩu, hiện nay có hai thủ tục công bố thực phẩm: Tự công bố sản phẩm và Đăng ký bản công bố sản phẩm.

1. Thủ tục tự công bố sản phẩm

1.1. Đối tượng của thủ tục

Tổ chức, cá nhân khi nhập khẩu các loại thực phẩm sau thì thực hiện thủ tục tự công bố:

  • Thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn

  • Phụ gia thực phẩm

  • Chất hỗ trợ chế biến thực phẩm

  • Dụng cụ chứa thực phẩm

  • Vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm

1.2. Hồ sơ bao gồm:

  • Bản tự công bố sản phẩm theo Mẫu 

  • Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng (tính đến ngày nộp hồ sơ) được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận (Bản chính hoặc bản sao có chứng thực)

1.3. Trình tự thực hiện

  • Tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trang thông tin điện tử của mình hoặc niêm yết công khai tại trụ sở của tổ chức, cá nhân và nộp 01 bản cho cơ quan có thẩm quyền do UBND tỉnh chỉ định

  • Sau khi tự công bố, tổ chức, cá nhân được quyền sản xuất, kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về an toàn của sản phẩm đó.

  • Cơ quan quản lý nhà nước tiếp nhận bản tự công bố để lưu trữ hồ sơ và đăng tải tên của tổ chức, cá nhân và tên sản phẩm tự công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận.

  • Trường hợp tổ chức, cá nhân có 02 cơ sở sản xuất trở lên thì chỉ nộp hồ sơ tại một cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương có cơ sở sản xuất do tổ chức, cá nhân lựa chọn.

  • Trường hợp sản phẩm có sự thay đổi về tên, xuất xứ, thành phần cấu tạo thì phải tự công bố lại sản phẩm. Các trường hợp thay đổi khác thì thông báo bằng văn bản về nội dung thay đổi đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

2. Thủ tục đăng ký bản công bố sản phẩm

2.1. Đối tượng của thủ tục

Tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm nhập khẩu là các loại thực phẩm sau đây thì phải thực hiện thủ tục đăng ký bản công bố sản phẩm:

  • Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt

  • Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi

  • Phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định.

2.2. Hồ sơ bao gồm:

  • Bản công bố sản phẩm theo Mẫu

  • Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) hoặc Giấy chứng nhận xuất khẩu (CE) hoặc Giấy chứng nhận y tế (HE) của cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp có nội dung bảo đảm an toàn cho người sử dụng hoặc được bán tự do tại thị trường của nước sản xuất/xuất khẩu (hợp pháp hóa lãnh sự);

  • Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng (tính đến ngày nộp hồ sơ) được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận (Bản chính hoặc bản sao có chứng thực)

  • Bằng chứng khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm hoặc của thành phần tạo nên công dụng đã công bố (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân). 

  • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) hoặc chứng nhận tương đương

2.3. Trình tự thực hiện

  • Nộp hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm qua dịch vụ công trực tuyến hoặc qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp đên cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định.

  • Trong thời hạn 07 hoặc 21 ngày làm việc (tùy thuộc vào đối tượng thủ tục) kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan tiếp nhận có trách nhiệm thẩm định và cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm.

  • Trường hợp không đồng ý với hồ sơ công bố hoặc yêu cầu sửa đổi, bổ sung, cơ quan tiếp nhận phải có văn bản nêu rõ lý do và căn cứ của việc yêu cầu, và chỉ được yêu cầu sửa đổi, bổ sung 01 lần.

  • Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ sửa đổi, bổ sung, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thẩm định hồ sơ và có văn bản trả lời. Sau 90 ngày làm việc kể từ khi có công văn yêu cầu sửa đổi, bổ sung nếu tổ chức, cá nhân không sửa đổi, bổ sung thì hồ sơ không còn giá trị.

Trên đây là tư vấn của Luật Gia Phát về thủ tục công bố thực phẩm nhập khẩu. Với đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm, Chúng tôi cam kết cung cấp đến Quý khách hàng dịch vụ nhanh chóng, uy tín và hiệu quả.

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH Gia Phát

Hotline (24/7): 0981.214.789

Email: ceo@luatgiaphat

Website: luatgiaphat.com/luatgiaphat.vn

 

CÔNG TY LUẬT GIA PHÁT

Luật sư đầu tư nước ngoài:

098.1214.789

Luật sư Doanh Nghiệp:

0972.634.617

Luật sư sở hữu trí tuệ:

098.1214.789

Email: ceo@luatgiaphat.vn

Luật sư tư vấn giấy phép:

098.1214.789

Luật sư giải quyết tranh chấp:

098.1214.789

Luật sư tư vấn hợp đồng:

0972.634.617

Email: luatgiaphat@gmail.com

NHẬN XÉT VỀ BÀI VIẾT