Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống.

Mục lục bài viết

  1. 1.  Các điều kiện về bảo đảm an toàn đối với thực phẩm tươi sống
  2. 2. Các điều kiện đối với cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống:
  3. 3. Hồ sơ cần có:
  4. 4. Trình tự, thủ tục nộp đơn

Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống cần có các điều kiện ràng buộc theo pháp luật quy định riêng đối với ngành nghề này. Để hiểu rõ hơn Luât Gia Phát xin được tư vấn về trình tự, thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống cần lưu ý.

Cơ sở pháp lý:

- Luật an toàn thực phẩm 2010

- Nghị định số 15/2018/NĐ-CP Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm.

- Thông tư số 03/2017/TT- BNNPTNT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất kinh doanh thủy sản

1.  Các điều kiện về bảo đảm an toàn đối với thực phẩm tươi sống

- Đáp ứng quy chuẩn kỹ thuât tương ứng, tuân thủ quy định về giới hạn vi sinh vật gây bệnh, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng thuốc thú ý, kim loại nặng, tác nhân gây ô nhiễm và các chất khác trong thực phẩm có thể gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người.

- Đáp ứng điều kiện về sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

- Đáp ứng các điều kiện về bao gói và ghi nhãn sản thực phẩm

- Đáp ứng các điều kiện về bảo quản thực phẩm.

- Bảo đảm truy xuất nguồn gốc.

- Có giấy vệ sinh thú y của cơ quan thú y có thẩm quyền đối với thực phẩm tươi sống có nguồn gốc từ động vật.

2. Các điều kiện đối với cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống:

- Bảo đảm các điều kiện về đất canh tác, nguồn nước, địa điểm sản xuất để sản xuất thực phẩm an toàn;

- Tuân thủ các quy định của pháp luật về sử dụng giống cây trồng, giống vật nuôi; phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, chất kích thích tăng trưởng, chất tăng trọng, chất phát dục, chất bảo quản thực phẩm và các chất khác có liên quan đến an toàn thực phẩm;

- Tuân thủ quy định về kiểm dịch, vệ sinh thú y trong giết mổ động vật; về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt;

- Thực hiện việc xử lý chất thải theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

- Chất tẩy rửa, chất diệt khuẩn, chất khử độc khi sử dụng phải bảo đảm an toàn cho con người và môi trường;

- Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm, lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất thực phẩm tươi sống.

3. Hồ sơ cần có:

(1) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;

(2) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

(3) Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;

(4) Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;

(5) Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.

4. Trình tự, thủ tục nộp đơn

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:

Cá nhân, tổ chức kinh doanh thực phẩm tươi sống cần chuẩn bị các giấy tờ cần thiết nói trên để tiến hành nộp đơn.

Bước 2: Nộp đơn

Cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh thực phẩm nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền được phân theo các loại dưới đây:

- Sở Nông nghiệp cấp Giấy chứng nhận ATTP cho: Các cơ sở sản xuất, thu gom, giết mổ, sơ chế, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh thực phẩm đa ngành (từ 2 ngành trở lên liên quan đến sản phẩm thực phẩm có nguồn gốc động vật, thực vật..) có Giấy đăng ký kinh doanh kể cả cơ sở đã đạt chứng nhận HACCP. ISO 22000

- Chi cục Thú y cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho: cơ sở sản xuất, kinh doanh các mặt hàng thịt gia cầm gia súc tươi sống, mật ong

- Chi cục Bảo vệ thực vật cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho: Các cơ sở sản xuất kinh doanh rau quả, chè các loại

- Chi cục Quản lý chất lượng và BCNL Thủy sản cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho Quản lý các cơ sở kinh doanh sản xuất các nguyên liệu, sản phẩm thủy hải sản các loại.

Bước 3: Tiến hành kiểm tra thực tế về điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

Bước 4: Tiếp nhận kết quả

Cơ sở kinh doanh thực phẩm tươi sống tiếp nhận kết quả từ Cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền trong vòng 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ.

Trường hợp bị từ chối thì cơ sở kinh doanh thực phầm phải nhận được thông báo từ chối cấp Giấy chứng nhận bằng văn bản, kèm theo lý do.
Mọi chi tiết xem thêm tại:
Hotline (24/7): 098.1214.789 (Tư vấn miễn phí)
Email: ceo@luatgiaphat.vn

CÔNG TY LUẬT GIA PHÁT

Luật sư đầu tư nước ngoài:

098.1214.789

Luật sư Doanh Nghiệp:

0972.634.617

Luật sư sở hữu trí tuệ:

098.1214.789

Email: ceo@luatgiaphat.vn

Luật sư tư vấn giấy phép:

098.1214.789

Luật sư giải quyết tranh chấp:

098.1214.789

Luật sư tư vấn hợp đồng:

0972.634.617

Email: luatgiaphat@gmail.com

NHẬN XÉT VỀ BÀI VIẾT