Vậy thủ tục đăng ký lưu hành thực phẩm chức năng như thế nào?

Theo quy định của nhà nước các sản phẩm thực phẩm chức năng trước khi đưa ra thị trường phải được đăng ký lưu hành và công bố tiêu chuẩn chất lượng như là một sự đảm bảo về chất lượng sản phẩm Thực phẩm chức năng của nhà sản xuất đối với Người tiêu dùng.

Vậy thủ tục đăng ký lưu hành thực phẩm chức năng như thế nào?

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Cục An toàn vệ sinh thực phẩm là nơi  tiếp nhận hồ sơ đăng ký lưu hành đối với thực phẩm chức năng. Theo quy định của pháp luật, trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.

Hồ sơ đăng ký lưu hành thực phẩm chức năng nhập khẩu bao gồm:

- Giấy phép kinh doanh

- Giấy chứng nhận phân tích thành phần (Certificate Of Analysis –CA): 02 bản chính hoặc sao y chứng thực Lãnh sự quán VN – Trong CA phải nêu được 3 yếu tố: Cấu tạo thành phần; Chỉ tiêu hàm lượng kim loại; chỉ tiêu hàm lượng vi sinh.

- Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate Of Free Sale): 02 bản chính hoặc sao y chứng thực Lãnh sự quán VN.

- Nhãn sản phẩm và dự thảo nội dung ghi nhãn phụ.

- Mẫu sản phẩm.

Hồ sơ đối với sản phẩm thực phẩm chức năng sản xuất trong nước bao gồm:

- Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép thành lập văn phòng đại diện của công ty sản xuất nước ngoài

- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm(02 bản sao công chứng)

- Phiếu kết quả kiểm nghiệm sản phẩm (về chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, chỉ tiêu chỉ điểm chất lượng và các chỉ tiêu vệ sinh liên quan).

- Nhãn sản phẩm

- Riêng đối với thực phẩm chiếu xạ, thực phẩm biến đổi gen, sản phẩm công nghệ mới hoặc trong thành phần có chứa nguyên liệu có nguồn gốc biến đổi gen, chiếu xạ trong hồ sơ công bố phải có bản sao giấy chứng nhận an toàn sinh học, an toàn chiếu xạ và thuyết minh quy trình sản xuất.

- Mẫu sản phẩm.

Trình tự đăng ký lưu hành thực phẩm chức năng như sau:

Bước 1: Cơ sở gửi hồ sơ về Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP).

Bước 2 : Cục An toàn vệ sinh thực phẩm nhận hồ sơ, trả giấy biên nhận cho đương sự

Bước 3: Cơ quan tiếp nhận kiểm tra hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì sau 07 ngày làm việc có công văn yêu cầu cá nhân,doanh nghiệp bổ sung và hoàn thiện hồ sơ theo quy định. Hồ sơ bổ sung có dấu văn thư ghi ngày nhận hồ sơ bổ sung.

Bước 4: Tổ chức thẩm xét sau 10 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lập phiếu thẩm xét theo qui định trình cấp có thẩm quyền phê duyệt

Bước 5: Trả kết quả cho cơ sở và lưu hồ sơ.

Mọi chi tiết xem thêm tại:
Hotline (24/7): 098.1214.789 (Tư vấn miễn phí)
Email: ceo@luatgiaphat.vn

CÔNG TY LUẬT GIA PHÁT

Luật sư đầu tư nước ngoài:

098.1214.789

Luật sư Doanh Nghiệp:

0972.634.617

Luật sư sở hữu trí tuệ:

098.1214.789

Email: ceo@luatgiaphat.vn

Luật sư tư vấn giấy phép:

098.1214.789

Luật sư giải quyết tranh chấp:

098.1214.789

Luật sư tư vấn hợp đồng:

0972.634.617

Email: luatgiaphat@gmail.com

NHẬN XÉT VỀ BÀI VIẾT