Thủ tục cấp Giấy phép nhập khẩu tự động

Mục lục bài viết

  1. Đơn vị chủ trì: Vụ Xuất Nhập khẩu I. Nơi nhận/trả hồ sơ:
  2. II. Hồ sơ đăng ký giấy phép nhập khẩu tự động bao gồm:
  3. III. Quy trình xử lý:

Quy định về vấn đề nhập khẩu tự động đối với một số mặt hàng đã được ban hành từ năm 2008, tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng nắm được thủ tục, quy trình xin cấp giấy phép tự động. Vì vậy, Luật Gia Phát sẽ tư vấn cho bạn đọc về thủ tục cấp Giấy phép nhập khẩu tự động qua bài viết sau đây:

Đơn vị chủ trì: Vụ Xuất Nhập khẩu
I. Nơi nhận/trả hồ sơ:

1. Trụ sở Bộ Công Thương: Số 54 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội

2. Trụ sở cơ quan đại diện của Bộ Công Thương: Số 45 Trần Cao Vân, Phường 6, Quận III, Thành phố Hồ Chí Minh.

Kết quả hình ảnh cho xuất nhập khẩu

II. Hồ sơ đăng ký giấy phép nhập khẩu tự động bao gồm:

1. Đơn đăng ký nhập khẩu tự động: 02 bản theo mẫu tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2008/TT-BCT.

2. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy phép kinh doanh: 01 bản sao (có dấu sao y bản chính của thương nhân).

3. Hợp đồng nhập khẩu: 01 bản sao (có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân).

4. L/C hoặc chứng từ thanh toán hoặc xác nhận thanh toán qua ngân hàng (có kèm Giấy đề nghị xác nhận thanh toán qua ngân hàng) theo mẫu tại Phụ lục số 03 (A) và 03 (B): 01 bản sao (có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân).

5. Vận đơn hoặc chứng từ vận tải của lô hàng: 01 bản sao (có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân).

III. Quy trình xử lý:

1. Thời gian cấp giấy phép: Giấy phép nhập khẩu tự động được cấp trong 05 ngày làm việc, kể từ ngày Bộ Công Thương nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ của thương nhân.

2. Quy trình cấp giấy phép nhập khẩu tự động:

2.1 Văn phòng Bộ (Phòng Văn thư)

– Tiếp nhận hồ sơ của doanh nghiệp;

– Ghi số công văn đến;

– Chuyển công văn cho Vụ Xuất nhập khẩu.

2.2 Vụ Xuất nhập khẩu

– Văn thư Vụ Xuất nhập khẩu

+ Lập sổ công văn đến riêng và vào sổ; số và ngày công văn của doanh nghiệp, số và ngày công văn của Bộ Công Thương, Tên doanh nghiệp;

+ Phân giao công văn cho chuyên viên phụ trách;

– Chuyên viên phụ trách

+ Kiểm tra hồ sơ (thiếu, đủ, hợp lệ..);

+ Thông báo cho doanh nghiệp bằng văn bản bổ sung hồ sơ (nếu thiếu);

+ Báo cáo lãnh đạo Vụ ký xác nhận theo Phiếu xử lý hồ sơ (mẫu chung) sau khi kiểm tra thấy hợp lệ;

+ Lấy số giấy phép (xác nhận) tại Văn thư vụ;

+ Chuyển (Phòng )Văn thư Vụ Xuất nhập khẩu (Văn phòng Bộ) phát hành giấy phép;

+ Nhập dữ liệu của hồ sơ xin giấy phép vào máy tính.                          

Trên đây là ý kiến tư vấn của công ty tư vấn luật doanh nghiệp – Luật Gia Phát về Thủ tục cấp Giấy phép nhập khẩu tự động.
Mọi chi tiết xem thêm tại:
Hotline (24/7): 098.1214.789 (Tư vấn miễn phí)
Email: ceo@luatgiaphat.vn

CÔNG TY LUẬT GIA PHÁT

Luật sư đầu tư nước ngoài:

098.1214.789

Luật sư Doanh Nghiệp:

0972.634.617

Luật sư sở hữu trí tuệ:

098.1214.789

Email: ceo@luatgiaphat.vn

Luật sư tư vấn giấy phép:

098.1214.789

Luật sư giải quyết tranh chấp:

098.1214.789

Luật sư tư vấn hợp đồng:

0972.634.617

Email: luatgiaphat@gmail.com

NHẬN XÉT VỀ BÀI VIẾT