Quyền tác giả phát sinh khi nào? Hành vi nào bị coi là xâm phạm quyền tác giả

Rất nhiều người nhầm lẫn về thời điểm phát sinh quyền tác giả của tác phẩm. Phần đông cho rằng quyền tác giả phát sinh chỉ khi tác giả đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tuy nhiên thực tế không phải như vậy. Chủ sở hữu tác phẩm có quyền đăng ký tác phẩm thuộc sở hữu của mình tại cơ quan bản quyền tác giả của Nhà nước để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả. Việc đăng ký bản quyền không bắt buộc. Tuy nhiên, nếu tác giả sáng tạo đăng ký tác phẩm với Cục Bản quyền tác giả thì không có nghĩa vụ phải chứng minh khi có tranh chấp xảy ra. Vậy quyền tác giả phát sinh khi nào và hành vi nào bị coi là xâm phạm quyền tác giả. Qua bài viết dưới đây, Luật Gia phát xin cung cấp cho quý khách những thông tin liên quan tới quyền tác giả và hoạt động bảo vệ quyền tác giả khi có hành vi xâm phạm. Mời quý khách theo dõi bài viết dưới đây.

Rất nhiều người nhầm lẫn về thời điểm phát sinh quyền tác giả của tác phẩm. Phần đông cho rằng quyền tác giả phát sinh chỉ khi tác giả đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tuy nhiên thực tế không phải như vậy.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, quyền tác giả đối với tác phẩm phát sinh tại thời điểm tác phẩm sáng tạo được thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định, không phân biệt tác phẩm đã công bố hoặc chưa công bố, đã đăng ký bảo hộ hoặc chưa đăng ký bảo hộ

Chủ sở hữu tác phẩm có quyền đăng ký tác phẩm thuộc sở hữu của mình tại cơ quan bản quyền tác giả của Nhà nước để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả. Việc đăng ký bản quyền không bắt buộc. Tuy nhiên, nếu tác giả sáng tạo đăng ký tác phẩm với Cục Bản quyền tác giả thì không có nghĩa vụ phải chứng minh quyền tác giả, quyền liên quan thuộc về mình khi có tranh chấp, trừ trường hợp có chứng cứ ngược lại.

Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ khá cao. Thực trạng hiện nay cho thấy quyền tác giả bị xâm phạm diễn ra ngày càng phổ biến. Theo quy định Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì hành vi xâm phạm quyền tác giả được thể hiện như sau:

Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.
Mạo danh tác giả;
Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả;
Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác giả đó;
Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả;
Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 25 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005,

Những hành vi sau đây được coi là xâm phạm quyền tác giả phổ biến nhất:

Một là, sao chép tác phẩm mà không được sự cho phép của tác giả

Khoản 1 Điều 225 Bộ luật Hình sự 2015 quy định người nào không được phép của chủ thể quyền tác giả mà sao chép tác phẩm, bản ghi âm, bản ghi hình thu lợi bất chính từ 50 - 300 triệu đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan từ 100 - 500 triệu đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 100 - 500 triệu đồng, thì bị phạt tiền từ 50 - 300 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

Các trường hợp sao chép tác phẩm nhưng không phải là hành vi xâm phạm quyền tác giả, đó là:

- Tự sao chép một bản quy định tại điểm a khoản 1 Điều 25 của Luật Sở hữu trí tuệ áp dụng đối với các trường hợp nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân không nhằm mục đích thương mại.

- Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 25 của Luật Sở hữu trí tuệ là việc sao chép không quá một bản. Thư viện không được sao chép và phân phối bản sao tác phẩm tới công chúng, kể cả bản sao kỹ thuật số.

Hai là, sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm.

Hành vi sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả đều vi phạm quy định của pháp luật hiện hành, Hành vi này sẽ bị xử lý theo các biện pháp như: biện pháp xử phạt hành chính với hành vi xâm phạm quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả, theo đó:

- Phạt tiền từ 3 - 5 triệu đồng đối với hành vi tự ý sửa chữa, cắt xén tác phẩm;

- Phạt tiền từ 5 - 10 triệu đồng đối với hành vi xuyên tạc tác phẩm.

Đồng thời, đối tượng thực hiện hành vi vi phạm buộc phải cải chính công khai trên phương tiện thông tin đại chúng thông tin sai sự thật; Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường mạng và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi này.

Ba là, hành vi xâm phạm quyền tác giả về phân phối tác phẩm tới công chúng.

Người có hành vi phân phối bản sao tác phẩm bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác mà không được sự đồng ý của chủ sở hữu đều vi phạm quyền tác giả theo quy định của pháp luật Sở hữu trí tuệ

Quyền phân phối bản gốc hoặc bản sao tác phẩm là quyền của chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện bằng bất kỳ hình thức, phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được để bán, cho thuê hoặc các hình thức chuyển nhượng khác bản gốc hoặc bản sao tác phẩm.

Mức phạt tiền đối với hành vi này là từ 10 - 30 triệu đồng.
Mọi chi tiết xem thêm tại:
Hotline (24/7): 098.1214.789 (Tư vấn miễn phí)
Email: ceo@luatgiaphat.vn

CÔNG TY LUẬT GIA PHÁT

Luật sư đầu tư nước ngoài:

098.1214.789

Luật sư Doanh Nghiệp:

0972.634.617

Luật sư sở hữu trí tuệ:

098.1214.789

Email: ceo@luatgiaphat.vn

Luật sư tư vấn giấy phép:

098.1214.789

Luật sư giải quyết tranh chấp:

098.1214.789

Luật sư tư vấn hợp đồng:

0972.634.617

Email: luatgiaphat@gmail.com

NHẬN XÉT VỀ BÀI VIẾT