Sáng chế, giải pháp hữu ích là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên, đó là những sản phẩm, quy trình công nghệ, do con người tạo ra chứ không phải là những gì (đã tồn tại trong thiên nhiên) được con người phát hiện ra. Thuộc tính cơ bản của sáng chế, giải pháp hữu ích là đặc tính kỹ thuật, phản ánh sự tư duy sáng tạo của con người. Do đó, chủ sở hữu của sáng chế, giải pháp hữu ích cần phải đăng ký bảo hộ cho sản phẩm của mình, tránh tình trạng bị ăn cắp “chất xám” không đáng có xảy ra. Để khách hàng hiểu rõ hơn về việc bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích cũng như quy trình để đăng ký bảo hộ, công ty tư vấn doanh nghiệp miễn phí - Gia Phát xin tóm tắt những nội dung như sau:

1.Căn cứ pháp lý
- Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009.
- Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp.
- Thông tư 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 được sửa đổi, bổ sung bằng Thông tư số 05/2013/TT-BKHCN ngày 20/2/2013.
2. Tiêu chuẩn bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích:
a. Sáng chế, giải pháp hữu ích được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Có tính mới, nghĩa là chưa từng được bộc lộ công khai ở bất kỳ nơi nào trên thế giới, dưới hình thức công bố hoặc sử dụng.
- Có tính sáng tạo, nghĩa là sáng chế, giải pháp hữu ích đó không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng.
- Có khả năng áp dụng công nghiệp, nghĩa là có khả năng dùng làm mẫu để chế tạo lặp đi lặp lại hàng loạt sản phẩm có kiểu dáng giống hệt bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.
Riêng giải pháp hữu ích chỉ cần đáp ứng 2 tiêu chí đó là: Có tính mới và Có khả năng áp dụng công nghiệp. Bởi vì :
Một phát minh được bảo hộ dưới dạng độc quyền sáng chế phải là sản phẩm hoàn toàn mới, có tính sáng tạo cao mà người bình thường không thể nghĩ ra được.
Còn giải pháp hữu ích chỉ là những sản phẩm chế tạo ra nhằm cải tiến hoặc làm tăng thêm chức năng của các sáng chế đã có trước đó, thiết bị này góp phần làm cho sản phẩm trở nên hữu ích hơn.
b. Các đối tượng sau đây không được nhà nước bảo hộ:
- Ý đồ, nguyên lý và phát minh khoa học;
- Phương pháp và hệ thống tổ chức và quản lý kinh tế;
- Phương pháp và hệ thống giáo dục, giảng dạy, đào tạo;
- Phương pháp luyện tập cho vật nuôi;
- Hệ thống ngôn ngữ, hệ thống thông tin, phân loại, sắp xếp tư liệu;
- Bản thiết kế và sơ đồ quy hoạch các công trình xây dựng, các đề án quy hoạch và phân vùng lãnh thổ;
- Giải pháp chỉ đề cập đến hình dáng bên ngoài của sản phẩm, chỉ mang đặc tính thẩm mỹ mà không mang đặc tính kỹ thuật;
- Ký hiệu quy ước, thời gian biểu, các quy tắc và các luật lệ, các dấu hiệu tượng trưng:
- Phần mềm máy tính, thiết kế bố trí vi mạch điện tử, mô hình toán học, đồ thị tra cứu và các dạng tương tự;
- Giống thực vật, giống động vật;
- Phương pháp phòng bệnh, chẩn đoán bệnh và chữa bệnh cho người và động vật;
- Quy trình mang bản chất sinh học (trừ quy trình vi sinh) để sản xuất thực vật và động vật;
- Các đối tượng trái với lợi ích xã hội, trật tự công cộng, nguyên tắc nhân đạo.
3. Hồ sơ đăng ký bao gồm:
- Tờ khai đăng ký sáng chế, giải pháp hữu ích, làm theo mẫu 01-SC Phụ lục A của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN;
- 02 Bản mô tả sáng chế, giải pháp hữu ích trong đó phạm vi bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích;
- Thông tin của người nộp đơn
- Thông tin của tác giả
- Chứng từ nộp phí, lệ phí.
4. Quy trình và thời hạn xem xét đơn
- Thẩm định hình thức: Là việc kiểm tra sự tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn hợp lệ hay không hợp lệ. Thời gian thẩm định hình thức là 1 tháng kể từ ngày nộp đơn
- Công bố đơn hợp lệ: Đơn đăng ký CDĐL được chấp nhận là hợp lệ được công bố trên Công báo SHCN trong tháng thứ 19 kể từ ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn nếu đơn không có ngày ưu tiên, hoặc trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày được chấp nhận là đơn hợp lệ, tùy theo ngày nào muộn hơn.
- Yêu cầu thẩm định nội dung: Thời hạn nộp yêu cầu thẩm định nội dung đăng ký sáng chế/ giải pháp hữu ích là 42 tháng kể từ ngày nộp đơn. Đối với đơn đăng ký sáng chế/ giải pháp hữu ích có yêu cầu cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích thì thời hạn yêu cầu thẩm định nội dung đơn là 36 tháng kể từ ngày nộp đơn. Thời hạn nộp yêu cầu thẩm định nội dung có thể kéo dài, nhưng không quá 6 tháng nếu có lý do chính đáng.
- Thẩm định nội dung: Thời gian thẩm định nội dung đơn đăng ký sáng chế/ giải pháp hữu ích là 18 tháng kể từ ngày nhận được yêu cầu thẩm định nội dung (nếu yêu cầu đó được nộp sau ngày công bố đơn) hoặc kể từ ngày công bố đơn (nếu yêu cầu đó được nộp trước ngày công bố đơn)
- Cấp bằng độc quyền Sáng chế/ Giải pháp hữu ích:
+ Nếu giải pháp trong đơn đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn bảo hộ cho Sáng chế hoặc Giải pháp hữu ích và Người nộp đơn chấp nhận nộp lệ phí cấp bằng theo quy định, Cục SHTT sẽ cấp Bằng độc quyền Sáng chế/ giải pháp hữu ích hoặc Giải pháp hữu ích.
+Bằng độc quyền Sáng chế sẽ có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam kể từ ngày cấp đến hết 20 năm tính từ ngày nộp đơn.
+ Bằng độc quyền Giải pháp hữu ích sẽ có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam kể từ ngày cấp đến hết 10 năm tính từ ngày nộp đơn.
5. Dịch vụ pháp lý của Luật Gia Phát
- Tư vấn trước khi đăng ký sáng chế/ giải pháp hữu ích: Tư vấn khả năng bảo hộ của sáng chế/ giải pháp hữu ích; viết, sửa đổi Bản mô tả sáng chế/ giải pháp hữu ích; tư vấn tra cứu sáng chế ...
- Tư vấn các thủ tục liên quan đến việc đăng ký bảo hộ sáng chế/ giải pháp hữu ích ;
- Tư vấn, giải đáp các thắc mắc, tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện việc đăng ký bảo hộ sáng chế/ giải pháp hữu ích ;
- Đại diện bên khách hàng thực hiện các thủ tục để đăng ký bảo hộ sáng chế/ giải pháp hữu ích;
- Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, sửa chữa và bổ sung các vấn đề khác trong hồ sơ ;
- Hỗ trợ khách hàng sau dịch vụ.
Hotline: 098.1214.789
Email: luatgiaphat@gmail.com
Mọi thông tin chi tiết xem tại Website: luatgiaphat.com/luatgiaphat.vn
Hỗ trợ trực tuyến 24/7.
|