Tư vấn Trình tự, thủ tục Giải thể Doanh nghiệp

Mục lục bài viết

  1. I. Trình tự thủ tục giải thể doanh nghiệp
  2. II. Thành phần hồ sơ
  3. III. Thời hạn giải quyết

Có rất nhiều doanh nghiệp, vì một lý do nào đó mà không thể tiếp tục hoạt động được nữa nên cần tiến hành hoạt động giải thể. Tuy nhiên để giải thể được doanh nghiệp thì bạn cần trải qua rất nhiều thủ tục hành chính rườm rà. Vì vậy, không phải ai cũng hiểu một cách rõ ràng về thủ tục giải thể doanh nghiệp để có thể thực hiện đúng pháp luật. Vậy trình tự thủ tục giải thể doanh nghiệp như thế nào?

Giải thể doanh nghiệp là việc chủ thể doanh nghiệp tiến hành các thủ tục pháp lý về giải thể, nhằm chấm dứt tư cách pháp nhân, các quyền và nghĩa vụ liên quan của doanh nghiệp. Giải thể doanh nghiệp là điều không người chủ doanh nghiệp nào mong muốn. Bởi mỗi doanh nghiệp đều là những đứa con tinh thần của họ. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp doanh nghiệp không còn lựa chọn nào khác thì cần tiến hành thủ tục giải thể.

I. Trình tự thủ tục giải thể doanh nghiệp

Theo đó, trình tự thực hiện thủ tục giải thể được thực hiện như sau:

Bước 1: Công bố thông tin về việc giải thể doanh nghiệp

Đăng quyết định giải thể trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và phải được niêm yết công khai tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp

Bước 2: Xác nhận nghĩa vụ tại cơ quan hải quan

Sau khi doanh nghiệp đăng quyết định giải thể trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và phải được niêm yết công khai tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp thì doanh nghiệp tiến hành gửi công văn tới Tổng cục Hải quan xin xác nhận nghĩa vụ hải quan để giải thể doanh nghiệp. Trong vòng 10 -15 ngày cơ quan Hải quan ra thông báo về tình trạng hồ sơ Hải quan của doanh nghiệp.

Bước 3: Thủ tục tại cơ quan Thuế

Gửi công văn xin Giải thể lên Chi cục thuế (kèm bản sao công chứng Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận Đăng ký thuế)
Gửi công văn xin quyết toán thuế
Đóng các loại thuế còn nợ
Nộp phạt (nếu có)
Sau khi có xác nhận không nợ thuế của Chi Cục thuế nơi Doanh nghiệp đặt trụ sở thì Cục thuế ra quyết định đóng cửa mã số thuế doanh nghiệp.

Bước 4: Thủ tục tại cơ quan đăng ký doanh nghiệp

Sau khi nhận được quyết định đóng cửa Mã số thuế, Doanh nghiệp gửi hồ sơ lên Phòng DKKD.
Phòng Đăng ký kinh doanh cho Giấy tiếp nhận về việc giải thể.
Bước 5: Trả con dấu pháp nhân của doanh nghiệp

Sau khi có phiếu tiếp nhận của Phòng Đăng ký kinh doanh, Doanh nghiệp gửi hồ sơ xin trả dấu lên Công an tỉnh.
Bước 6: Trả Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:

Công an tỉnh ra quyết định huỷ dấu, Doanh nghiệp gửi Quyết định huỷ dấu này lên Phòng đăng ký kinh doanh và chờ quyết định giải thể cuối cùng của Phòng Đăng ký kinh doanh (Phòng Đăng ký kinh doanh ra Quyết định xoá tên Doanh nghiệp trong sổ Đăng ký kinh doanh thì hoàn thành thủ tục giải thể).

II. Thành phần hồ sơ

– Thông báo về việc giải thể doanh nghiệp;

– Biên bản họp và Quyết định của Đại hội cổ đông về việc giải thể doanh nghiệp;

– Danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán, gồm cả thanh toán các khoản nợ về thuế và nợ bảo hiểm xã hội;

– Danh sách người lao động hiện có và quyền lợi người lao động đã được giải quyết;

– Xác nhận của Ngân hàng nơi Công ty mở tài khoản về việc doanh nghiệp đã tất toán tài khoản (trường hợp chưa mở tài khoản tại Ngân hàng, thì có văn cam kết chưa mở tài khoản và không nợ tại bất kỳ Ngân hàng, tổ chức cá nhân nào).

– Giấy tờ chứng minh doanh nghiệp đã đăng bố cáo giải thể theo quy định.

– Thông báo của Cơ quan Thuế về việc đóng mã số thuế; (trường hợp chưa đăng ký thuế thì phải có văn bản xác nhận của Cơ quan Thuế).

– Giấy chứng nhận của Cơ quan công an về việc doanh nghiệp đã nộp, huỷ con dấu theo quy định (trường hợp chưa khắc con dấu thì phải có văn bản xác nhận của Cơ quan Công an);

– Bản gốc Giấy chứng nhận ĐKKD/ĐKDN (đối với doanh nghiệp thành lập trước ngày 01/01/2000 phải nộp thêm Giấy phép thành lập doanh nghiệp);

– Báo cáo về việc thực hiện thủ tục giải thể, trong đó có cam kết đã thanh toán hết các khoản nợ, gồm cả nợ thuế, giải quyết các quyền lợi hợp pháp của người lao động.

– Trường hợp doanh nghiệp có chi nhánh, VPĐD thì phải nộp kèm theo hồ sơ giải thể (chấm dứt hoạt động) của chi nhánh, VPĐD.

III. Thời hạn giải quyết

Sau thời hạn 180 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải thể doanh nghiệp mà không nhận được ý kiến về việc giải thể từ doanh nghiệp hoặc phản đối của các bên có liên quan bằng văn bản, Cơ quan đăng ký kinh doanh chuyển tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng giải thể, đồng thời ra Thông báo về việc giải thể doanh nghiệp.

Để được tư vấn miễn phí vui lòng liên hệ:

Hotline: 098.1214.789 
Email: ceo@luatgiaphat.vn      

Website: luatgiaphat.com . luatgiaphat.vn 

CÔNG TY LUẬT GIA PHÁT

Luật sư đầu tư nước ngoài:

098.1214.789

Luật sư Doanh Nghiệp:

0972.634.617

Luật sư sở hữu trí tuệ:

098.1214.789

Email: ceo@luatgiaphat.vn

Luật sư tư vấn giấy phép:

098.1214.789

Luật sư giải quyết tranh chấp:

098.1214.789

Luật sư tư vấn hợp đồng:

0972.634.617

Email: luatgiaphat@gmail.com

NHẬN XÉT VỀ BÀI VIẾT