Quy định của Pháp luật về Tổ chức lại Doanh nghiệp

Mục lục bài viết

  1. 1. Chia doanh nghiệp
  2. b. Tách doanh nghiệp
  3. c. Hợp nhất doanh nghiệp
  4. d. Sáp nhập doanh nghiệp
  5. e. Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

Nước ta đang trong quá trình hội nhập với khu vực và thế giới, tình hình kinh tế cónhiều biến động, việc thích nghi với nó để đứng vững trên thương trường là rất khó khăn.
đối với các doanh nghiệp còn chưa quen với môi trường kinh doanh mới, bị cạnh tranh, nguồn vật tư không ổn định, quản lý kinh doanh kém nên dẫn đến các doanh nghiệp lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán nợ đến hạn dẫn đến phải tổ chức lại, giải thể. Việc điều chỉnh những quan hệ này vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính riêng biệt mà không thể sử dụng các văn bản giải thể để xử lý được. Việc tổ chức lại hay giải thể doanh nghiệp theo luật hiện hành là những vấn đề phức tạp đòi hỏi phải được xem xét trên cơ sở thực tiễn và quan điểm lý luận tiến bộ.

1. Chia doanh nghiệp

Theo Điều 192 Luật Doanh nghiệp 2014, công ty TNHH, CTCP có thể chia các cổ đông, thành viên và tài sản công ty để thành lập hai hoặc nhiều công ty mới trong một trong các trường hợp sau đây:

(a) Một phần phần vốn góp, cổ phần của các thành viên, cổ đông cùng với tài sản tương ứng với giá trị phần vốn góp, cổ phần được chia sang cho các công ty mới theo tỷ lệ sở hữu trong công ty bị chia và tương ứng giá trị tài sản được chuyển cho công ty mới;
(b) Toàn bộ phần vốn góp, cổ phần của một hoặc một số thành viên, cổ đông cùng với tài sản tương ứng với giá trị cổ phần, phần vốn góp họ được chuyển sang cho các công ty mới;
(c) Kết hợp cả hai trường hợp quy định tại điểm a và điểm b ở trên.
Hậu quả pháp lý của việc chia công ty là công ty bị chia chấm dứt tồn tại sau khi các công ty mới được cấp GCNĐKDN. Các công ty mới phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị chia hoặc thỏa thuận với chủ nợ, khách hàng và người lao động để một trong số các công ty đó thực hiện các nghĩa vụ này.

b. Tách doanh nghiệp

Công ty TNHH, CTCP có thể tách bằng cách chuyển một phần tài sản, quyền và nghĩa vụ của công ty hiện có (công ty bị tách) để thành lập một hoặc một số công ty TNHH, CTCP mới (công ty được tách) mà không chấm dứt tồn tại của công ty bị tách. Tách công ty có thể thực hiện theo một trong các phương thức sau đây:

(a) Một phần phần vốn góp, cổ phần của các thành viên, cổ đông cùng với tài sản tương ứng với giá trị phần vốn góp, cổ phần được chuyển sang cho các công ty mới theo tỷ lệ sở hữu trong công ty bị tách và tương ứng giá trị tài sản được chuyển cho công ty mới;
(b) Toàn bộ phần vốn góp, cổ phần của một hoặc một số thành viên, cổ đông cùng với tài sản tương ứng với giá trị cổ phần, phần vốn góp họ được chuyển sang cho các công ty mới;
(c) Kết hợp cả hai trường hợp quy định tại điểm a và điểm b ở trên.
Hậu quả pháp lý của việc tác công ty là công ty bị tách không chấm dứt tồn tại nhưng phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ và số lượng thành viên tương ứng với phần vốn góp, cổ phần và số lượng thành viên giảm xuống đồng thời với đăng ký doanh nghiệp các công ty mới. Thủ tục tách công ty TNHH và CTCP được quy định như sau:

HĐTV, chủ sở hữu công ty hoặc ĐHĐCĐ của công ty bị tách thông qua quyết định tách công ty theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty. Quyết định tách công ty phải có các nội dung chủ yếu về tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty bị tách; tên công ty được tách sẽ thành lập; phương án sử dụng lao động; cách thức tách công ty; giá trị tài sản, các quyền và nghĩa vụ được chuyển từ công ty bị tách sang công ty được tách; thời hạn thực hiện tách công ty. Quyết định tách công ty phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông qua quyết định.
Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của công ty được tách thông qua Điều lệ, bầu hoặc bổ nhiệm Chủ tịch HĐTV, Chủ tịch công ty, HĐQT, GĐ, TGĐ và tiến hành đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Trong trường hợp này, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải kèm theo quyết định tách công ty.
Về trách nhiệm pháp lý, sau khi đăng ký doanh nghiệp, công ty bị tách và công ty được tách phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị tách, trừ trường hợp công ty bị tách, công ty mới thành lập, chủ nợ, khách hàng và người lao động của công ty bị tách có thoả thuận khác.

c. Hợp nhất doanh nghiệp

Hai hoặc một số công ty (công ty bị hợp nhất), có thể hợp nhất thành một công ty mới (công ty hợp nhất), đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất. Thủ tục hợp nhất công ty được quy định như sau:

Các công ty bị hợp nhất chuẩn bị hợp đồng hợp nhất. Hợp đồng hợp nhất phải có các nội dung chủ yếu về tên, địa chỉ trụ sở chính của các công ty bị hợp nhất; tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty hợp nhất; thủ tục và điều kiện hợp nhất; phương án sử dụng lao động; thời hạn, thủ tục và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị hợp nhất thành phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty hợp nhất; thời hạn thực hiện hợp nhất; dự thảo Điều lệ công ty hợp nhất.
Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của các công ty bị hợp nhất thông qua hợp đồng hợp nhất, Điều lệ công ty hợp nhất, bầu hoặc bổ nhiệm Chủ tịch HĐTV, Chủ tịch công ty, HĐQT, GĐ, TGĐ công ty hợp nhất và tiến hành đăng ký doanh nghiệp công ty hợp nhất theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Hợp đồng hợp nhất phải được gửi đến các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông qua.
Việc hợp nhất các công ty với nhau có thể dẫn đến các tình trạng cạnh tranh bất bình đẳng khi nhiều công ty gộp lại chiếm một tỉ lệ nhất định thị phần kinh doanh nào đó mà thông qua hình thức hợp nhất họ có thể kiểm soát và chi phối thị trường. Chính vì vậy Luật Doanh nghiệp 2014 còn có quy định trường hợp hợp nhất mà theo đó công ty hợp nhất có thị phần từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì đại điện hợp pháp của công ty bị hợp nhất phải thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành hợp nhất, trừ trường hợp pháp luật về cạnh tranh có quy định khác. Cấm các trường hợp hợp nhất mà theo đó công ty hợp nhất có thị phần trên 50% trên thị trường có liên quan, trừ trường hợp pháp luật về cạnh tranh có quy định khác.

d. Sáp nhập doanh nghiệp

Một hoặc một số công ty (công ty bị sáp nhập), có thể sáp nhập vào một công ty khác (công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập. Thủ tục sáp nhập công ty được quy định như sau:

Các công ty liên quan chuẩn bị hợp đồng sáp nhập và dự thảo Điều lệ công ty nhận sáp nhập. Hợp đồng sáp nhập phải có các nội dung chủ yếu về tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty nhận sáp nhập; tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty bị sáp nhập; thủ tục và điều kiện sáp nhập; phương án sử dụng lao động; cách thức, thủ tục, thời hạn và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị sáp nhập thành phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty nhận sáp nhập; thời hạn thực hiện sáp nhập.
Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của các công ty liên quan thông qua hợp đồng sáp nhập, Điều lệ công ty nhận sáp nhập và tiến hành đăng ký doanh nghiệp công ty nhận sáp nhập theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Hợp đồng sáp nhập phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông qua.
Sau khi đăng ký doanh nghiệp, công ty bị sáp nhập chấm dứt tồn tại; công ty nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị sáp nhập.
Cũng liên quan đến vấn đề quản lý cạnh tranh, Luật Doanh nghiệp 2014 còn quy định trường hợp sáp nhập mà theo đó công ty nhận sáp nhập có thị phần từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì đại điện hợp pháp của công ty thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành sáp nhập, trừ trường hợp pháp luật về cạnh tranh có quy định khác. Cấm các trường hợp sáp nhập các công ty mà theo đó công ty nhận sáp nhập có thị phần trên 50% trên thị trường có liên quan, trừ trường hợp pháp luật về cạnh tranh có quy định khác.

e. Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

Trong quá trình hoạt động của mình, do một số điều kiện thực tế khách quan, doanh nghiệp buộc phải chuyển đổi hình thức từ loại công ty này sang công ty khác để đáp ứng yêu cầu của pháp luật (ví dụ khi CTCP không còn đủ số lượng cổ đông tối thiểu là 3 người do một người không thực hiện việc góp vốn mua cổ phần theo quy định thì doanh nghiệp đó có thể chuyển thành công ty TNHH). Tuy vậy, cũng có trường hợp, việc thay đổi loại hình doanh nghiệp hoàn toàn xuất phát từ ý chí chủ quan của chủ doanh nghiệp (ví dụ: một công ty TNHH quyết định chuyển sang mô hình CTCP để có thể mở rộng quy mô và tăng vốn điều lệ thông qua phát hành cổ phần ra bên ngoài). Trước tình hình đó, Luật Doanh nghiệp 2014 có các quy định về việc chuyển đổi mô hình doanh nghiệp: (1) từ công ty TNHH sang CTCP, (2) từ CTCP sang công ty TNHH một thành viên (3) từ CTCP sang công ty TNHH hai thành viên trở lên và (4) từ DNTN sang công ty TNHH.

Quý khách có nhu cầu tìm hiểu cũng như thực hiện các vấn đề pháp lý liên quan đến này xin vui lòng liên hệ Công ty Luật Gia Phát theo thông tin sau để được tư vấn chi tiết:

Hotline: 098.1214.789

Hoặc luatgiaphat.com/luatgiaphat.vn   

Luật Gia Phát – Sự lựa chọn tuyệt vời cho doanh nghiệp!

CÔNG TY LUẬT GIA PHÁT

Luật sư đầu tư nước ngoài:

098.1214.789

Luật sư Doanh Nghiệp:

0972.634.617

Luật sư sở hữu trí tuệ:

098.1214.789

Email: ceo@luatgiaphat.vn

Luật sư tư vấn giấy phép:

098.1214.789

Luật sư giải quyết tranh chấp:

098.1214.789

Luật sư tư vấn hợp đồng:

0972.634.617

Email: luatgiaphat@gmail.com

NHẬN XÉT VỀ BÀI VIẾT